Đánh giá kết quả của người học: Những phương pháp tiếp cận mới qua trường hợp môn “Truyền hình” thuộc ngành Truyền thông đa phương tiện
Các tác giả
DOI: https://doi.org/10.59294/HIUJS.30.2024.650Từ khóa:
truyền hình, thực hành, phương pháp kiểm tra, vai trò người họcTóm tắt
Người lao động của thế kỷ 21 cần có những kỹ năng tổng hợp hơn so với trước đây. Người sử dụng lao động hiện nay không chỉ tìm kiếm những kỹ năng chuyên môn cần thiết cho từng công việc, mà còn đòi hỏi cả những kỹ năng xã hội - hành vi như kỹ năng giải quyết vấn đề, giao tiếp. Đây đều là những kỹ năng mà môn học “Truyền hình” có thể giúp sinh viên hoàn thiện, bên cạnh một số nội dung khác như kích thích sự sáng tạo, khả năng phán đoán và xử lý tình huống. Là môn học thiên về thực hành, hình thức kiểm tra đánh giá cũng phải phát huy được yếu tố thực hành và giúp đánh giá chuẩn xác những kỹ năng mà môn học này mang lại cho người học. Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng (khảo sát sinh viên) để đánh giá những đặc điểm cụ thể của thực tế áp dụng vào việc xây dựng phương pháp đánh giá phù hợp vừa đảm bảo tính thích ứng, tính linh hoạt, vừa bảo đảm tiêu chí sáng tạo, chủ động cho người học. Từ đó, tác giả đề xuất hình thức tổ chức việc kiểm tra đánh giá môn học thông qua việc cho sinh viên áp dụng kiến thức được học để thực hiện các sản phẩm nhằm áp dụng kiến thức được học của người học một cách tối đa.
Abstract
Employees in the 21St century need more sophisticated skills than in the past. Today's employers not only look for the necessary technical skills for each job but aslo require social – behavioral skills such as promblem – solving and communication skills. These are all skills that “Television Studies” the course can help students to improve. Besides, the course also stimulates creativity, and the ability to judge and handle stituations. As a subject with lots of practice duration, the assessment methods also help accurately assess the skills the learners obtained from the course. The article uses quantitative research methods (student surveys) to review different student assessment methods that have been applied. Consiquently, the authors propose the most suitable assessment methods for upcoming courses.
Tài liệu tham khảo
[1] Tyler, R. W, “Basic principles of curriculum and instruction. Chicago: The University of Chicago Press”, 1949.
[2] Biggs J. & Tang C, “Applying contructive alignment to outcomes - based teaching and learning”, McGraw Hill International.Kindle Edition, 2009.
[3] Lưu Khánh Linh, “Nghiên cứu về đánh giá sinh viên và định hướng đánh giá sinh viên theo chuẩn đầu ra chương trình đào tạo trình độ đại học”, Tạp chí Giáo dục, Số 483 (Kì 1 tháng 8/2020), tr 6 – 12, 2020.
[4] TS. Nguyễn Thị Hương. “Các phương pháp, hình thức kiểm tra đánh giá đáp ứng chuẩn đầu ra trong giáo dục đại học”, Tạp chí Lí luận Chính trị và Truyền thông, số 06 , tr 89 – 92, 2022.
[5] Wiliam, D., What is assessment for learning, Studies in Educational Evaluation, 37, 3-14, 2011.
DOI: https://doi.org/10.1016/j.stueduc.2011.03.001[6] Rust, C., O'Donovan, B., & Price, M., “A social constructivist assessment process model: How the research literature shows us this could be best practice”, Assessment and Evaluation in Higher Education, 30(3), 231 - 240, 2005.
DOI: https://doi.org/10.1080/02602930500063819[7] Hồ Thị Nhật. “Nguyên tắc cơ bản và các phương pháp đánh giá nhằm cải thiện hoạt động học ở đại học”, Tạp chí Khoa học giáo dục, số 133, , tr 8, 2016.
[8] Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 1982/QĐ-TTg ngày 18/10/2016 Phê duyệt Khung trình độ quốc gia Việt Nam, 2016.
[9] Th.S Nguyễn Dương Trân. “Xu hướng truyền hình đa nền tảng ở Việt Nam hiện nay”, Đài TH Việt Nam, Tạp chí điện tử Lí luận Chính trị, 02/12/2023, http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/dien-dan/item/5396-xu-huong-truyen-hinh-da-nen-tang-o-viet-nam-hien-nay.html (truy cập ngày 13/04/2024).
DOI: https://doi.org/10.54163/ncdt/238Tải xuống
Tải xuống: 7