Ảnh hưởng của kỹ thuật hút đàm lên chỉ số áp lực trong sọ trên người bệnh tổn thương não cấp thở máy tại đơn vị Hồi sức Ngoại Thần kinh Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Các tác giả

  • Ngô Hồng Nhung Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM
  • Trần Quang Vinh Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng
  • Đỗ Hồng Hải Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM
DOI: https://doi.org/10.59294/HIUJS.27.2024.558

Từ khóa:

Chỉ số áp lực trong sọ (ICP), thóat vị, thở máy, hút đàm thường qui

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Chúng tôi tiến hành nghiên cứu hồi cứu nhằm khảo sát ảnh hưởng của kỹ thuật hút đàm thường qui lên chỉ số áp lực trong sọ, chỉ số huyết động, hô hấp và các yếu tố liên quan trên người bệnh tổn thương não cấp thở máy của 51 trường hợp có theo dõi áp lực trong sọ liên tục từ tháng 7 năm 2022 đến tháng 12 năm 2023 tại đơn vị Hồi sức Ngoại Thần Kinh - Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả: Chỉ số áp lực trong sọ (ICP) ở các đối tượng nghiên cứu tương đối ổn định ở mức ICP nền dưới 20mmHg có sự gia tăng đáng kể khi hút đàm (ICP tối đa mức 29.8±10.5 mmHg, tăng trung bình 16.1±7.46 mmHg so với mức ICP nền) và huyết áp hệ thống tăng 13.5±5.9mmHg (p < 0.01). Nhịp mạch dao động 93.2±11.5 nhịp/phút, tần số thở sau hút đàm cũng ở mức 20-36 lần/phút (tăng trung bình 9.2±7.16 lần/phút) cùng với sự cải thiện về chỉ số SpO2 sau thủ thuật. 91.3% các trường hợp có thời gian hồi phục chỉ số ICP trong 5 phút, trong đó chủ yếu là 2 nhóm: 4 phút (50.1%) và 5 phút (25.5%). Thời gian hồi phục trung bình 4.3 ± 0.9 phút. Biến chứng thóat vị não do hút đàm biểu hiện bằng tình trạng dãn đồng tử cho thấy có sự khác biệt về chỉ số ICP trước hút và ICP tối đa khi hút đàm giữa các nhóm biến cố dãn đồng tử sau thủ thuật (p < 0.05). Kết luận: Kỹ thuật hút đàm thường qui gây tăng áp lực trong sọ cấp tính có nguy cơ cao gây thóat vị não ở bệnh nhân có tổn thương não cấp thở máy.

Abstract

Background: We made a retrospective study to investigate the effects of endotracheal suction technique on intracranial pressure, hemodynamic index, respiratory rate and related factors of 51 acute brain injury patients ventilated who had continuous intracranial pressure monitoring from July 2022 to December 2023 at Neurosurgical intensive care unit - University of Medicine and Pharmacy Hospital in Ho Chi Minh City. Results: The baseline intracranial pressure index were relatively stable under 20mmHg level had a significant increasing when endotracheal suctioning (maximum ICP level 29.8 ± 10.5 mmHg , an average increasing of 16.1 ± 7.46 mmHg) and mean artery pressure increased by 13.5 ± 5.9 mmHg (p < 0.01). Pulse rate fluctuated at 93.2 ± 11.5 beats/min, respiration rate after suction was also at 20-36 beats/min (an average increasing of 9.2 ± 7.16 beats per minute) with improvement of SpO2 index after procedure. 91.3% of cases had ICP recovery time in 5 minutes, in which were 2 mainly groups: 4 minutes (50.1%) and 5 minutes (25.5%). The Average recovery time was 4.3 ± 0.9 minutes. Complications of brain herniation due to endotracheal suction showed a difference in presuction and maximum ICP index when performed between groups of pupil dilation post-procedure events (p < 0.05). Conclusion: Routine endotracheal suction technique causes dangerous increase of intracranial pressure which related high risk of brain herniation in acute brain injury patients mechanical ventilated.

Tài liệu tham khảo

[1] AANN Clinical Practice Guideline Series, Evidence-Based Review: Nursing Care of Adults with Severe Traumatic Brain Injury, 2020.

[2] Federico Bilotta, Giovanna Branca, et Al, “Endotracheal Lidocaine in Preventing Endotracheal Suctioning Inducing Changes in Cerebral Hemodynamics in Patients with Severe Head Trauma, Neurocrit Care 8:241–246 DOI 10.1007/s12028-007-9012-4, 2008.

DOI: https://doi.org/10.1007/s12028-007-9012-4

[3] Edoardo Picetti, Paolo Pelosi, Fabio Silvio Taccone, Giuseppe Citerio, Jordi Mancebo, Chiara Robba & on the behalf of the ESICM NIC/ARF sections “Ventilatory strategies in patients with severe traumatic brain injury: the VENTILO Survey of the European Society of Intensive Care Medicine (ESICM)”, Critical Care volume 24, Article number: 158, 2020.

DOI: https://doi.org/10.1186/s13054-020-02875-w

[4] Trần Quang Vinh, Hồi phục chấn thương không nặng. Kinh nghiệm thần kinh, Hà Nội: NXB Y học, Tr.651-656, 2013.

[5] Võ Tấn Sơn, Áp dụng năng lực xử lý. Kinh nghiệm thần kinh, Hà Nội: NXB Y học, 2013. Tr.43-46, 2013.

Tải xuống

Số lượt xem: 568
Tải xuống: 15

Đã xuất bản

24.01.2024

Cách trích dẫn

[1]
N. H. N. Ngô Hồng Nhung, T. Q. V. Trần Quang Vinh, và Đỗ H. H. Đỗ Hồng Hải, “Ảnh hưởng của kỹ thuật hút đàm lên chỉ số áp lực trong sọ trên người bệnh tổn thương não cấp thở máy tại đơn vị Hồi sức Ngoại Thần kinh Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh”, HIUJS, vol 27, tr 19–28, tháng 1 2024.

Số

Chuyên mục

Y HỌC