Tranh dân gian làng Sình: Sự giao thoa văn hóa giữa truyền thống và hiện đại

Các tác giả

  • Dương Thị Nhung Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế

Từ khóa:

tranh dân gian, làng nghề, biến đổi, thờ cúng, truyền thống

Tóm tắt

Tranh dân gian Việt Nam đã có lịch sử rất lâu đời dù đến nay có phần giảm sút nhưng vẫn còn được giữ gìn và bảo tồn ở một số làng nghề và gia đình có tâm huyết. Cùng với lịch sử của tranh dân gian Việt Nam, tranh dân gian làng Sình trải qua hàng trăm năm với nhiều biến động nhưng vẫn tồn tại và đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của người dân không chỉ ở Huế mà còn nhận được nhiều quan tâm rộng rãi từ khắp cả nước. Tranh Sình là dòng tranh thờ cúng mang nhiều nội dung, quy trình sản xuất, chế biến nguyên liệu đã có nhiều nét biến đổi so với sản xuất truyền thống trước kia. Dưới góc nhìn đối sánh với các dòng tranh dân gian ở miền Bắc Việt Nam, tranh làng Sình có những nét đặc trưng riêng biệt trộn lẫn giữa truyền thống và hiện đại tạo nên nhiều sự thay đổi mới mẻ về ý nghĩa cũng như chất liệu, thu hút sự chú ý của người dân thập phương và cả khách du lịch nước ngoài khi đến tham quan.

Tải xuống

Số lượt xem: 140
Tải xuống: 177

Đã xuất bản

24.12.2022

Cách trích dẫn

[1]
D. T. Nhung, “Tranh dân gian làng Sình: Sự giao thoa văn hóa giữa truyền thống và hiện đại”, HIUJS, số p.h ĐẶC BIỆT, tr 633–639, tháng 12 2022.

Số

Chuyên mục

KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN