Ngôn ngữ báo chí tiếng Việt hiện đại: Bước chuyển mình mạnh mẽ

Các tác giả

  • Lê Khắc Cường Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng

Từ khóa:

Ngôn ngữ báo chí, thành ngữ mới, tiêu đề, báo mạng điện tử, truyền thông đa phương tiện

Tóm tắt

Ngôn ngữ báo chí được công nhận như một phong cách chức năng ngôn ngữ của tiếng Việt từ những năm 1990. Với sự bùng nổ truyền thông cuối thiên niên kỷ thứ hai trên thế giới và không khí đổi mới sau năm 1986 tại Việt Nam, báo chí tiếng Việt đã có sự chuyển mình mạnh mẽ. Cùng với văn chương, phong cách báo chí ngày càng thể hiện vai trò của mình trong hệ thống các phong cách ngôn ngữ gọt giũa của tiếng Việt. Đấy là một phong cách ngôn ngữ hiện đại vừa gần gũi với người đọc, nhất là công chúng trẻ, vừa hướng đến chuẩn mực. Khá nhiều từ ngữ mới ra đời, hầu hết xuất phát từ báo chí, truyền thông rồi sau đó du nhập vào vốn từ chung của toàn dân. Câu trên báo chí ngày càng đa dạng, phong phú và nhìn chung là ngắn gọn hơn, hiện đại hơn.


Bên cạnh đó, ngôn ngữ báo chí cũng bộc lộ những bất cập như lạm dụng từ ngữ nước ngoài, tiêu đề trên một số phương tiện truyền thông ngày càng dài, thiếu gọt giũa và không phản ánh nội dung chính của bài báo,… cần được nhận diện và có biện pháp điều chỉnh, định hướng để giúp cho phong cách báo chí phát triển mạnh hơn và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

Tải xuống

Số lượt xem: 149
Tải xuống: 131

Đã xuất bản

24.12.2022

Cách trích dẫn

[1]
L. K. Cường, “ Ngôn ngữ báo chí tiếng Việt hiện đại: Bước chuyển mình mạnh mẽ”, HIUJS, số p.h ĐẶC BIỆT, tr 599–606, tháng 12 2022.

Số

Chuyên mục

KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN