Ứng dụng độ khó của văn bản trong việc giảng dạy ngôn ngữ

Các tác giả

  • Nguyễn Thị Như Điệp Trường Đại học Công nghệ Sài Gòn
  • Trần Thị Phương Lý Trường Đại học Sài gòn

Từ khóa:

độ khó của văn bản, các yếu tố ngôn ngữ, ứng dụng, giảng dạy ngôn ngữ

Tóm tắt

Độ khó của văn bản, đặc biệt là trong tiếng Anh, đã được nghiên cứu từ cuối thế kỷ thứ 19 với hàng trăm ngàn công trình được công bố cùng với các đề xuất ứng dụng thực tiễn. Hiện nay vấn đề này vẫn được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu không chỉ trong tiếng Anh mà còn nhiều ngôn ngữ khác. Tuy nhiên, tại Việt Nam, việc nghiên cứu “Độ khó của văn bản” vẫn chưa được khai thác nhiều trong việc giảng dạy ngôn ngữ nhằm đưa các giải pháp ứng dụng nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế. Trên cơ sở thừa kế các nghiên cứu về độ khó của văn bản, bài viết trước hết trình bày tổng quan về độ khó của văn bản và các yếu tố ngôn ngữ ảnh hưởng đến độ khó của văn bản. Từ đó, dưới góc độ ứng dụng độ khó của văn bản trong thực tiễn, bài viết phân tích các yếu tố ngôn ngữ trên 3 cấp độ ngôn ngữ: “Từ”; “Câu”; và “Văn bản” bằng các nghiên cứu điển hình trong tiếng Anh và tiếng Việt như là các điển cứu minh họa; trên cơ sở này, bài viết đề xuất các giải pháp ứng dụng độ khó của văn bản trong việc dạy ngôn ngữ nói chung, tiếng Anh và tiếng Việt nói riêng tại Việt Nam hiện nay.

Tải xuống

Số lượt xem: 81
Tải xuống: 119

Đã xuất bản

24.12.2022

Cách trích dẫn

[1]
N. T. N. Điệp và T. T. P. Lý, “Ứng dụng độ khó của văn bản trong việc giảng dạy ngôn ngữ”, HIUJS, số p.h ĐẶC BIỆT, tr 546–554, tháng 12 2022.

Số

Chuyên mục

KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN