Khảo sát các tác nhân vi nấm gây viêm ông tai ngoài tại Khoa Tai – Mũi – Họng Bệnh viện Nguyễn Trãi Thành phố Hồ Chí Minh năm 2015

Các tác giả

  • Nguyễn Thị Tường Vân Đại học y dược TP Hồ Chí Minh
  • Trần Phủ Mạnh Siêu Bệnh viện Nguyễn Trãi TP Hồ Chí Minh

Từ khóa:

Tai mũi họng, nấm sợi, nấm men, viêm ống tai ngoài, ráy tai

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Bệnh viêm ống tai ngoài rất phổ biến ở Việt Nam, do yếu tố khí hậu nóng ẩm, điều kiện vệ sinh chưa được nâng cao…. Tuy nhiên tại đa số các khoa Tai Mũi Họng, bệnh nhân bị nhiễm nấm tai chỉ được khám và điều trị mà thiếu kết quả phân lập vi nấm, kháng nấm đồ. Điều này làm cho việc điều trị không hiệu quả, thời gian bị bệnh kéo dài


Mục tiêu: Xác định tỷ lệ nhiễm vi nấm ở các bệnh nhân bị viêm ống tai ngoài, định danh chủng vi nấm gây bệnh, khảo sát các yếu tố liên quan đến bệnh viêm ống tai ngoài.


Đối tượng: 177 bệnh nhân khám và được chẩn đoán bị viêm ống tai ngoài tại bệnh viện Nguyễn Trãi trong năm 2015


Phương pháp: Mô tả cắt ngang từ tháng 1 năm 2015 đến tháng 12 năm 2015 tại khoa Tai Mũi Họng- Bệnh viện Nguyễn Trãi TP HCM.


Kết quả: có 63/177 (35,6%) bệnh nhân nhiễm vi nấm ống tai ngoài, trong đó nam 42,1%, nữ 32,5%. Nhóm bệnh nhân có thói quen hay lấy ráy tai là thường gặp nhất. Kết quả định danh vi nấm cho thấy Aspergillus fugimatus: 2 (3,2%), Aspergillus niger: 28 (42,9%), Aspergillus flavus: 20 (31,8%), Aspergillus terreus 13 (20,5%), Candida albican: 1/63; vi nấm khác: 0 (0%).


Kết luận: tỷ lệ nhiễm nấm ống tai trên bệnh nhân viêm ống tai ngoài là 63/177 (35,6%). Các chủng vi nấm Aspergillus niger: 28 (42,9%), Aspergillus flavus: 20 (31,8%), Aspergillus terreus 13 (20,5%); yếu tố liên quan: thói quen hay lấy ráy tai.

Tải xuống

Số lượt xem: 57
Tải xuống: 45

Đã xuất bản

24.12.2022

Cách trích dẫn

[1]
N. T. T. Vân và T. P. M. Siêu, “Khảo sát các tác nhân vi nấm gây viêm ông tai ngoài tại Khoa Tai – Mũi – Họng Bệnh viện Nguyễn Trãi Thành phố Hồ Chí Minh năm 2015”, HIUJS, số p.h ĐẶC BIỆT, tr 353–359, tháng 12 2022.

Số

Chuyên mục

KHOA HỌC SỨC KHOẺ