Cá nhân hóa chương trình theo hướng xuyên ngành để đáp ứng nhân lực cho cách mạng công nghiệp 4.0
Các tác giả
DOI: https://doi.org/10.59294/HIUJS.23.2023.331Từ khóa:
Cách mạng Công nghiệp 4.0, chương trình đào tạo, cá nhân hóa, liên ngành, xuyên ngànhTóm tắt
Một trong những lợi ích cũng như thách thức của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đối với lĩnh giáo dục thể hiện ở việc ranh giới về không gian và thời gian bị xóa bỏ trong việc tiếp cận tri thức đối với các đối tượng trong quá trình dạy học. Chương trình đào tạo không chỉ dừng lại ở mức độ liên ngành mà còn phải hướng đến xuyên ngành trong bối cảnh đó. Trong thực tế, người học là trung tâm của quá trình đào tạo, họ có quyền chọn những môn học, các đơn vị kiến thức phù hợp với nhu cầu cá nhân. Vì vậy, việc cá nhân hóa chương trình đào tạo là một cách tiếp cận có tính linh họat đối với môi trường giáo dục đại học để giải quyết một số thách thức trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Trong bài báo này, chúng tôi trình bày những vấn đề liên quan đến mô hình cá nhân hóa chương trình đào tạo theo hướng xuyên ngành đáp ứng nguồn nhân lực ở các trường đại học ở Việt Nam.
Abstract
One of the advantage and also challenge of Industry 4.0 for education express that the border of spatial and temporal is removed in knowledge approach with respect to objects in teaching and learning process. The curriculum not only focuses on interdisciplinary but also is oriented to trans disciplinary. In the fact, learner-centered learning is an approach to learning in which learners select suitable disciplines and knowledge packages for themselves. Thus, curriculum personalization is a flexible approach with respect to higher education to overcome some challenges in Industry 4.0. In this paper, we present related issues for transdisciplinary oriented curriculum personalization for human resources in higher education in Vietnam.
Tài liệu tham khảo
[1] Coskun, S., Kayikci, Y., & Gencay, E., Adapting Engineering Education to Industrie 4.0 Vision. arXiv preprint arXiv:1710.08806, 2017.
[2] Erol, S., Jäger, A., Hold, P., Ott, K., & Sihn, W., Tangible Industry 4.0: a scenario-based approach to learning for the future of production. Procedia CIRP, 54, 13-18, 2016.
[3] Puncreobutr, V., “Education 4.0: New Challenge of Learning”, St Theresa Journal of Humanities and Social Sciences, 2(2), 92-97, 2010.
[4] Phạm X.H., Sáng tạo và những thách thức của dạy học theo dự án trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ 4, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế Phát triển năng lực sáng tạo và cơ hội cho các ý tưởng kinh doanh khởi nghiệp, 2017.
[5] Hyun, E., “Transdisciplinary higher education curriculum: a complicated cultural artifact”. Research in Higher Education Journal, 11, 1, 2011.
[6] Smyth, T. S., “Transdisciplinary Pedagogy: A Competency Based Approach for Teachers and Students to Promote Global Sustainability”, Journal of Interdisciplinary Studies, 5(2), 2017.
[7] Glushko, R. J., Collaborative authoring, evolution, and personalization for a transdisciplinary textbook. In Companion to the Proceedings of the 11th International Symposium on Open Collaboration (p. 10). ACM, 2015.
[8] Park, J. Y., & Son, J. B., Transitioning toward transdisciplinary learning in a multidisciplinary environment. International Journal of Pedagogies and Learning, 6(1), 82-93, 2016.
[9] Mahon, K. L., Personalizing curriculum: Curation and creation. In M. Murphy, S. Redding, & J. Twyman (Eds.), Handbook on personalized learning for states, districts, and schools (pp. 117–130), 2016.
Tải xuống
Tải xuống: 214