Ảnh hưởng của chính sách giáo dục đại học đến hoạt động nghiên cứu khoa học ở Việt Nam

Các tác giả

  • Nguyễn Thị Thu Thảo Đại học Văn Hiến
DOI: https://doi.org/10.59294/HIUJS2025017

Từ khóa:

chính sách giáo dục đại học, nghiên cứu khoa học, tự chủ đại học, hợp tác quốc tế

Tóm tắt

Bài viết tập trung phân tích ảnh hưởng của các chính sách giáo dục đại học đến hoạt động nghiên cứu khoa học tại Việt Nam trong bối cảnh đổi mới giáo dục và hội nhập quốc tế. Kết quả cho thấy các chính sách như tự chủ đại học, tài chính và đầu tư hạ tầng công nghệ và hợp tác quốc tế đã tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao chất lượng và năng lực nghiên cứu trong các cơ sở giáo dục đại học. Tuy nhiên, bài báo cũng chỉ ra nhiều bất cập như phân tầng tài chính giữa các nhóm trường, thủ tục tài chính rườm rà, năng lực quản trị nghiên cứu còn yếu, và cơ sở vật chất chưa đồng đều. Trên cơ sở đó, bài báo đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách tự chủ đại học theo hướng hiệu quả; chính sách hỗ trợ tài chính linh hoạt và đầu tư cơ sở hạ tầng có trọng điểm; thiết lập chiến lược quốc gia về quốc tế hóa nghiên cứu. Những đề xuất này hướng tới mục tiêu nâng cao vị thế học thuật, khả năng đổi mới sáng tạo và đóng góp thực chất của các trường đại học Việt Nam trong phát triển kinh tế - xã hội.

Abstract

This article examines the influence of higher education policy on scientific research activities in Vietnam within the context of educational reform and global integration. The findings demonstrate that policies such as institutional autonomy, financial support mechanisms, investment in technological infrastructure, and international collaboration have collectively fostered favorable conditions for improving research quality and capacity in higher education institutions. Nevertheless, the study also reveals significant shortcomings, including financial disparities among university groups, cumbersome administrative procedures for research funding, limited institutional research management capacity, and uneven development of research infrastructure. Based on the above analysis, this paper proposes solutions to improve the effectiveness of university autonomy policies; recommends the development of flexible financial support mechanisms and targeted infrastructure investment; and advocates for the establishment of a national strategy for the internationalization of research. These recommendations are intended to strengthen the academic reputation, innovation potential, and substantive contributions of Vietnamese universities to national socio-economic development.

Tài liệu tham khảo

[1] Trường Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải, “Lợi ích của việc tham gia nghiên cứu khoa học đối với sinh viên UTT,” 2024. Truy cập từ https://www.utt.edu.vn/utt/khoa-hoc/sinh-vien-
nghien-cuu-khoa-hoc/loi-ich-cua-viec-tham-gia-nghien-cuu-khoa-hoc-doi-voi-sinh-vien-utt-a15681.html.

[2] P. Altbach, “Chính sách nghiên cứu trong giáo dục đại học,” 2023.

[3] S. Kim and J. Lee, “Chính sách nghiên cứu tại Hàn Quốc,” 2023.

[4] Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, “Ý nghĩa và tầm quan trọng của hoạt động nghiên cứu khoa học giáo dục”, n.d. Truy cập từ https://www.studocu.vn/vn/document/truong-dai-hoc-kinh-doanh-va-cong-nghe-ha-noi/tieng-trung/y-nghia-va-tam-quan-trong-cua-hoat-dong-nghien-cuu-khoa-hoc-giao-duc/102551684.

[5] Trung ương Đảng, “Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số Quốc Gia,” 2024.

[6] N. Đ. Hương. “Chính sách công - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn,” NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, 2013.

[7] T. N. Thêm. “Cơ sở văn hóa Việt Nam,” NXB Giáo dục Việt Nam, 2025.

[8] Etzkowitz, H., & Leydesdorff, L. “The dynamics of innovation: From National Systems and “Mode 2” to a Triple Helix of university-industry-government relations,” Research Policy, 29(2), 109-123, 2000.

DOI: https://doi.org/10.1016/S0048-7333(99)00055-4

[9] Bộ Giáo dục và Đào tạo, “Báo cáo tổng kết hoạt động nghiên cứu khoa học giai đoạn 2019-2024,” 2024, Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo dục.

[10] Tạp chí Giáo dục, “Dữ liệu thống kê hoạt động nghiên cứu trong trường đại học năm 2020-2024,” 2024. Truy cập từ https://tapchigiaoduc.edu.vn

[11] Bộ Giáo dục và Đào tạo, “Báo cáo tổng kết đầu tư cơ sở vật chất và chính sách tài chính trong nghiên cứu khoa học đại học”, 2023. Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo dục.

[12] T. T. Hiền & N. V. Cương, “Chính sách tài chính và tác động đến hiệu quả nghiên cứu khoa học ở trường đại học,” 2022, Tạp chí Giáo dục, (538), 22-28.

[13] Bộ Khoa học và Công nghệ, “Đổi mới chính sách tài chính cho nghiên cứu khoa học trong các trường đại học,” 2023, Hà Nội: Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc gia.

[14] N. V. Dũng & L. T. Lan, “Tác động của quốc tế hóa giáo dục đến chất lượng nghiên cứu khoa học tại các trường đại học Việt Nam,” Tạp chí Giáo dục, (552), 27-34, 2022.

[15] Bộ Giáo dục và Đào tạo, “Báo cáo tổng kết hợp tác quốc tế trong giáo dục đại học giai đoạn 2018-2023,” Hà Nội: Vụ Hợp tác quốc tế, 2023.

[16] Elsevier, “Vietnam Research Performance and Collaboration Report,” 2023. Truy cập từ https://www.elsevier.com/solutions/scopus

[17] N. V. Dũng & T. T. Thúy, “Quản trị hoạt động nghiên cứu khoa học trong điều kiện tự chủ đại học,” Tạp chí Khoa học Xã hội, 38(4), 65-72, 2021.

[18] L. V. Cường & B. T. Hạnh, “Tự chủ đại học và khả năng tích hợp nghiên cứu - đào tạo tại Việt Nam,” Tạp chí Giáo dục, (541), 12-19, 2020.

[19] UNESCO, “Báo cáo Giáo dục Đại học Thế giới,”2023, https://unesdoc.unesco.org

[20] N. T. K. Ngân & L. H. Nam, “Chính sách tài chính và phân tầng nghiên cứu trong bối cảnh tự chủ đại học,” Tạp chí Khoa học và Công nghệ, 60(5), 40-47, 2022.

[21] World Bank, “Vietnam: Science, Technology and Innovation Report,” 2021, Washington, DC.

Tải xuống

Số lượt xem: 79
Tải xuống: 27

Đã xuất bản

24.05.2025

Cách trích dẫn

[1]
N. T. T. Thảo, “Ảnh hưởng của chính sách giáo dục đại học đến hoạt động nghiên cứu khoa học ở Việt Nam”, HIUJS, vol 35, tr 133–140, tháng 5 2025.

Số

Chuyên mục

KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN