Hậu quả lâm sàng của sâu răng sữa không điều trị ở trẻ mầm non tại Quận Ninh Kiều của thành phố Cần Thơ

Các tác giả

  • Nguyễn Tuyết Nhung Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
  • Đặng Vinh Quang Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
  • Đặng Quang Vinh Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
DOI: https://doi.org/10.59294/HIUJS.34.2025.735

Từ khóa:

ECC, chỉ số smtr, chỉ số pufa, trẻ nhỏ, trường mầm non

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Sâu răng tuổi mầm non (ECC) làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của trẻ nhỏ nếu không được dự phòng hay can thiệp kịp thời. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tình trạng sâu răng tuổi mầm non, hậu quả lâm sàng của sâu răng sữa không điều trị và một số yếu tố liên quan ở trẻ 24 - 71 tháng tuổi. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 247 trẻ trong độ tuổi từ 24 đến 71 tháng tại năm trường mầm non trong quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. Tình trạng sâu răng tuổi mầm non được đánh giá dựa theo quy trình đánh giá nguy cơ và chẩn đoán ECC công bố năm 2018 và ghi nhận chỉ số sâu mất trám răng sữa (smtr). Hậu quả lâm sàng của sâu răng sữa không điều trị được đánh giá thông qua chỉ số sâu răng sữa không điều trị (pufa) bao gồm: lộ tuỷ (p), loét niêm mạc (u), lỗ dò (f), và áp xe (a). Kết quả: Trong tổng số 247 đối tượng tham gia nghiên cứu, 229 trẻ mắc ECC và 66 trẻ ghi nhận hậu quả sâu răng sữa không điều trị. Tỷ lệ ECC ở trẻ nữ cao hơn trẻ nam, trong khi tỷ lệ sâu răng sữa không điều trị chưa có sự khác biệt theo giới tính. Ngoài ra, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về sâu răng sữa không điều trị theo thời điểm bú bình (p < 0.05) và có mối tương quan thuận giữa chỉ số smtr và pufa (rs = 0.565, p < 0.001). Kết luận: Nghiên cứu này chỉ ra hậu quả lâm sàng của sâu răng sữa không điều trị tồn tại ở 26.7% số trẻ trước tuổi vào học lớp 1 và có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của trẻ. Do đó, chiến lược dự phòng và can thiệp sớm răng sâu cho trẻ cần được đặc biệt chú trọng.

Abstract

Background: Early childhood caries (ECC) can significantly impact a child's quality of life if timely intervention and prevention are not provided. Objectives: To assess the status of ECC, the clinical consequences of untreated dental caries, and some associated factors in children aged 24 to 71 months. Materials and method: A cross-sectional descriptive study was conducted with 247 children aged 24 to 71 months from five nursery schools in Ninh Kieu district, Can Tho city. ECC was evaluated using the ECC diagnosis and risk assessment protocol launched in 2018, and the decayed, missing, and filled teeth (dmft) index was recorded. The clinical consequences of untreated dental caries were assessed using the pufa index, including pulp involvement (p), ulceration (u), fistula (f), and abscess (a). Results: Among the 247 children participating in the study, 229 children had ECC, and 66 children had untreated dental caries. The prevalence of ECC was higher in females than in males, whereas the prevalence of untreated dental caries did not differ by gender. Additionally, there was a statistically significant disparity in the prevalence of untreated dental caries based on bottle-feeding (p < 0.05) and a positive correlation was observed between the dmft and pufa indices (rs = 0.565, p < 0.001). Conclusion: This study demonstrated that the clinical consequences of untreated dental caries were present in 26.7% of preschool children and may affect their quality of life. Therefore, early intervention and preventive strategies should be emphasized.

Tài liệu tham khảo

[1] American Academy of Pediatric Dentistry, "Policy on early childhood caries (ECC): Classifications, consequences, and preventive strategies," Pediatric Dentistry, vol. 38, no. 6, pp. 52-54, 2016.

[2] R. Gudipaneni, S. Patil, A. Assiry, M. Karobari, V. Bandela, K. Metta, and R. Almuhanna, "Association of oral hygiene practices with the outcome of untreated dental caries and its clinical consequences in pre- and primary school children: A cross-sectional study in a northern province of Saudi Arabia," Clinical and Experimental Dental Research, vol. 7, no. 6, pp. 968-977, 2021.

[3] N. Sharna, M. Ramakrishnan, V. Samuel, D. Ravikumar, K. Cheenglembi, and S. Anil, "Association between Early Childhood Caries and Quality of Life: Early Childhood Oral Health Impact Scale and Pufa Index," Dentistry Journal, vol. 7, no. 4, p. 95, 2019.

[4] R. Joseph, J. Issac, P. Girija, and A. Shirli, "Early Childhood Caries as Influenced by Maternal and Child Characteristics in the Age-group of 24-71 Months Using pufa/PUFA Index," World Journal of Dentistry, vol. 15, no. 6, pp. 514-519, 2024.

[5] T. T. Tài và H. V. Minh, "Khảo sát tình hình sâu răng sữa và các yếu tố liên quan ở trẻ mầm non thành phố Huế năm 2020," Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế, tập 12, số 2, tr. 105–111, 2022.

[6] N. T. T. Dương và N. T. T. Lộc, "Khảo sát tình trạng sâu răng sữa ở trẻ 2 - 4 tuổi tại một số trường mầm non, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng năm 2022," Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế, tập 13, số 3, tr. 44-51, 2023.

[7] B. Monse, R. Heinrich-Weltzien, H. Benzian, C. Holmgren, and W. v. P. Helderman, "PUFA--an index of clinical consequences of untreated dental caries," Community Dentistry and Oral Epidemiology, vol. 38, no. 1, pp. 77-82, 2010.

[8] T. Q. Khánh, "Khảo sát một số dạng lâm sàng sâu răng ở trẻ 3-5 tuổi tại trường mầm non Tây Đô, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ," Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, 2010.

[9] R. Evans, C. Feldens, and P. Phantunvanit, "A protocol for early childhood caries diagnosis and risk assessment," Community Dentistry and Oral Epidemiology, vol. 46, no. 5, pp. 518-525, 2018.

[10] R. Gudipaneni, S. Patil, K. Ganji, J. Yadiki, A. Assiry, and M. Alam, "Clinical consequences of untreated dental caries among primary school children: a cross-sectional study," Pesquisa Brasileira em Odontopediatria e Clínica Integrada, vol. 20, p. e4791, 2020.

Tải xuống

Số lượt xem: 62
Tải xuống: 40

Đã xuất bản

24.03.2025

Cách trích dẫn

[1]
N. T. N. Nguyen Tuyet Nhung, Đặng V. Q. Dang Vinh Quang, và Đặng Q. V. Dang Quang Vinh, “Hậu quả lâm sàng của sâu răng sữa không điều trị ở trẻ mầm non tại Quận Ninh Kiều của thành phố Cần Thơ”, HIUJS, vol 34, tr 1–10, tháng 3 2025.

Số

Chuyên mục

Y HỌC