ĐÁNH GIÁ TÍNH CHÍNH XÁC VÀ TÍNH ĐỒNG NHẤT CỦA CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN LOẠI BỆNH NHA CHU

Các tác giả

  • Hồ Thị Trúc Vy Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng
  • Dương Thị Minh Hiền Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng
  • Trần Quốc Minh Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng
  • Nguyễn Thị Kim Xuân Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng
  • Thái Hoàng Phước Thảo Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng
DOI: https://doi.org/10.59294/HIUJS.KHTT.2024.033

Từ khóa:

phân loại bệnh nha chu, tính đồng nhất, tính chính xác

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Năm 2017, bảng phân loại bệnh nha chu và bệnh implant được hiệp hội nha chu châu âu và hiệp hội nha chu mỹ ra đời phát triển từ phân loại quốc tế về bệnh nha chu năm 1999. Bảng phân loại năm 2017 cập nhật những kiến thức, kỹ thuật mới, tuy nhiên, việc áp dụng chúng trên thực hành lâm sàng vẫn còn nhiều khó khăn. Mục tiêu nghiên cứu: nghiên cứu này đánh giá tính khả thi và hiệu quả của phân loại bệnh nha chu năm 2017 so sánh với phân loại bệnh nha chu năm 1999. đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu thực hiện trên 60 sinh viên Khoa Răng Hàm Mặt-Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng được thu thập mẫu từ tháng 10/2022 tới 01/2023 đã được định chuẩn để sử dụng hai bảng phân loại để chẩn đoán năm bệnh án nha chu. tính đồng nhất giữa hai bảng phân loại được thực hiện ở hai lần cách nhau ít nhất 2 tháng. Tỷ lệ bỏ mẫu <10%. kappa test và kiểm định t-test bắt cặp được sử dụng. Kết quả: tính chính xác của chẩn đoán bệnh nha chu theo phân loại 1999 đạt 79.6 16.8%, trong khi đó theo phân loại 2017 là 74 16.4%, không có khác biệt có ý nghĩa thống kê. tính đồng nhất của phân loại 1999 cao hơn phân loại 2017 khác biệt có ý nghĩa thống kê (78 13.7% > 75.5 16.5%; p<0.05). Trong đó, mức độ tiến triển của phân loại 2017 thấp hơn 1999 (73,9 23.4% và 85.7 20.1%; p>0.05), hai yếu tố độ lan rộng và giai đoạn thì ngược lại với tỷ lệ của phân loại 2017 và 1999 lần lượt là 80 22.3% và 77.8 22.4%; 72.6 22.9% và 70.4 20.1%; p>0.05). Kết luận: bảng phân loại năm 2017 có khả năng lặp lại kém hơn và độ chính xác cũng kém hơn so với bảng phân loại 1999. do đó, quy trình chẩn đoán theo bảng phân loại 2017 cần được nghiên cứu và thử nghiệm để đạt được tính đồng nhất cao hơn.

Abstract

Background: In 2017, the European Society of Periodontology and the American Society of Periodontology established a new classification of periodontal and implant diseases, an evolution from the 1999 Classification of Periodontal Disease. Although the 2017 classification introduced new ideas, knowledge, and techniques, its complex nature hinders clinical application. Objectives: This study aims to evaluate the accuracy and consistency of the 2017 periodontal disease classification in comparison with the 1999 classification. Materials and method: We conducted a prospective study on 60 students from the Faculty of Odonto-Stomatology at Hong Bang International University. The samples were collected from October 2022 to January 2023. Participants were trained to use two classification tables to diagnose five periodontal records. The consistency between two classifications was examined twice, with at least a two-month gap. The sample dropout rate was less than 10%. Kappa test and paired t-test were employed for analysis. Results: The accuracy of periodontal disease diagnosis according to the 1999 classification was 79.6 ± 16.8%, while it was 74 ± 16.4% for the 2017 classification, showing no statistically significant difference. The general consistency of the 1999 classification was higher than the 2017 classification, which was statistically significant (78 ± 13.7% > 75.5 ± 16.5%; p < 0.05). Interestingly, the level of progression of the 2017 classification was lower than that of the 1999 classification (73.9 ± 23.4% and 85.7 ± 20.1%; p > 0.05). The localized/generalized and stage factors showed opposite rates in the 2017 and 1999 classifications (80 ± 22.3% and 77.8 ± 22.4%, respectively; 72.6 ± 22.9% and 70.4 ± 20.1%; p > 0.05). Conclusion: The 2017 classification exhibits lower consistency and accuracy than the 1999 classification. Hence, further research and testing are needed to enhance the uniformity of the diagnostic process according to the 2017 classification.

Tài liệu tham khảo

[1] Nguyễn Thị Xuân Mai, et.al, “Đánh giá tình trạng bệnh viêm nha chu mạn tính trong lần khám đầu tiên tại khoa Nha chu- Bệnh viện Răng Hàm Mặt Thành phố Hồ Chí Minh Năm 2016-2017,” Y học Cộng Đồng, tập 3, pp. 58-64, 2018.

[2] Nguyễn Cẩn, Ngô Đồng Khanh, “Phân tích dịch tễ bệnh sâu răng và nha chu ở Việt Nam,” Y học Thành phố Hồ Chí MInh, tập 11, số 3, pp. 1-6, 2007.

[3] Highfield, “Diagnosis and classification of periodontal disease,” Australian Dental Journal , tập 54, pp. 11-26, 2009.

DOI: https://doi.org/10.1111/j.1834-7819.2009.01140.x

[4] Dietrich, et. al, “Periodontal diagnosis in the context of the 2017 classification system of periodontal diseases and conditions – implementation in clinical practice,” British Dental Journal, tập 226, pp. 16-22, 2019.

DOI: https://doi.org/10.1038/sj.bdj.2019.3

[5] Graetz, Christian, et al, “Comparison of periodontitis patients’ classification in the 2018 versus 1999 classification,” Journal of Clinical Periodontology, tập 46, số 9, pp. 908-917, 2019.

DOI: https://doi.org/10.1111/jcpe.13157

[6] jepsen S, Caton JG, et al, “Periodontal manifestations of systemic diseases and developmental and acquired conditions: consensus report of workgroup 3 of the 2017 World Workshop on the Classification of Periodontal and Peri-Implant Diseases and Conditions,” Journal of Clinical Periodontology, tập 45, pp. 219-229, 2018.

[7] Jain, Tiny, “The New Periodontal disease classification: Analysis and Review,” UNIVERSITY JOURNAL OF DENTAL SCIENCES, tập 7, số 3, 2021.

DOI: https://doi.org/10.21276/ujds.2021.7.3.23

[8] Maurizio S. Tonetti, Henry Greenwell, Kenneth S. Kornman, “Staging and grading of periodontitis: Framework and proposal of a new classification and case definition,” Journal of Periodontology, tập 89, pp. 59-172, 2018.

DOI: https://doi.org/10.1002/JPER.18-0006

[9] Das, Neelam, “Critical Analysis of AAP 1999 and 2017 the World Workshop Classification Systems: An Insight,” Saudi J Oral Dent Res, tập 6, số 7, pp. 304-312, 2021.

Tải xuống

Số lượt xem: 96
Tải xuống: 55

Đã xuất bản

24.05.2024

Cách trích dẫn

[1]
H. T. T. V. Hồ Thị Trúc Vy, D. T. M. H. Dương Thị Minh Hiền, T. Q. M. Trần Quốc Minh, N. T. K. X. Nguyễn Thị Kim Xuân, và T. H. P. T. Thái Hoàng Phước Thảo, “ĐÁNH GIÁ TÍNH CHÍNH XÁC VÀ TÍNH ĐỒNG NHẤT CỦA CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN LOẠI BỆNH NHA CHU”, HIUJS, số p.h ĐẶC BIỆT, tr 284–290, tháng 5 2024.

Số

Chuyên mục

Y HỌC

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả