Khảo sát đặc điểm thực vật và phân tích sơ bộ thành phần hóa thực vật của cây nắp ấm (Nepenthes kampotiana lecomte, họ nắp ấm nepenthaceae)

Các tác giả

  • Từ Hoàng Thương Trường Đại học Công Nghệ Miền Đông
  • Mang Thị Hồng Cúc
  • Nguyễn Thị Mẫu
DOI: https://doi.org/10.59294/HIUJS.32.2024.697

Từ khóa:

nắp ấm, Nepenthes kampotiana, đặc điểm thực vật, sơ bộ thành phần hóa thực vật

Tóm tắt

Đặt vấn đề: cây nắp ấm (Nepenthes kampotiana lecomte) được sử dụng trong dân gian có khả năng trị bệnh như viêm gan, sỏi niệu đạo… nhưng thông tin về loài này còn nhiều hạn chế. Mục tiêu: khảo sát đặc điểm thực vật và phân tích sơ bộ thành phần hóa thực vật của cây nắp ấm Nepenthes kampotiana. Đối tượng và phương pháp: cây nắp ấm thu hái tại vùng núi Bác Ái, Ninh Thuận vào tháng 9/2023. Các phương pháp mô tả, soi bột đồng thời định tính thành phần hóa học toàn thân trên mặt đất của cây nắp ấm được sử dụng trong nghiên cứu này. Kết quả: về hình thái thân bụi, mọc đứng. Lá biến đổi thành bình có nắp đậy (ấm) để bắt mồi. Giải phẫu rễ có cấu tạo cấp 2, gỗ 2 phát triển mạnh chiếm tâm. Cấu trúc thân có biểu bì, mô dày, mô mềm, dưới mô mềm là hệ thống bó dẫn xếp thành vòng tròn. Giải phẫu lá có các bó mạch xếp thành hình vòng tròn trong gân lá. Bột lá có cấu tử như lỗ khí, mô mềm, mạch mạng, mạch vạch. Định tính hóa học cho thấy các nhóm hợp chất được phát hiện gồm: tinh dầu, triterpenoid tự do, antraglycosid, flavonoid, anthocyanosid, proanthocyanidin, tannin, saponin, chất khử và hợp chất polyuronid. Kết luận: Nghiên cứu đóng góp vào việc cung cấp dữ liệu về đặc điểm thực vật và sơ bộ thành phần hóa thực vật của của cây nắp ấm Nepenthes kampotiana.

Abstract

Background: The Pitcher Plant (Nepenthes kampotiana Lecomte, Nepenthaceae) is used in folk medicine to treat diseases such as hepatitis, urethral stones... but there are no research documents on this plant. Objective: The research team conducted a survey on the botanical characteristics and preliminary phytochemical analysis of the Nepenthes kampotiana. Materials and methods: Pitcher Plant harvested in the Bac Ai mountains, Ninh Thuan in September 2023. The methods of botanical describing and microscopic examining the powder and also analyzing the chemical composition of the whole above-ground body of the Pitcher plant were used in this study. Results: in terms of bush form, it grows upright. Leaves transform into covered vessels (kettles) to catch prey. The root anatomy has a secondary structure, with strongly developed second wood occupying the center. Microscopic body has epidermis, thick tissue, soft tissue, under the soft tissue is a system of bundles arranged in a circle. Leaf anatomy has vascular bundles arranged in a circular shape within the leaf veins. Leaf powder has components such as stomata, soft tissue, reticulated vessel, and scalariform vessel. Chemical identification shows the presence of the following groups of compounds: essential oils, free triterpenoids, antraglycosides, flavonoids, anthocyanosides, proanthocyanidins, tannins, saponins, reducing agents, and polyuronid compounds. Conclusion: The study contributes to provide data on the botanical characteristics and preliminary phytochemical analysis of the Nepenthes kampotiana.

Tài liệu tham khảo

[1]. L.T.M. Ngọc, N.L. Điền và N.T.L. Thi, “Đa dạng các cây ăn thịt ở Vườn Quốc gia Lò Gò – Xa Mát, Tỉnh Tây Ninh”, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Sư phạm Tp.HCM, Tập 15, Số 12, 186 – 200, 2018.

DOI: https://doi.org/10.54607/hcmue.js.15.12.2688(2018)

[2]. P. H. Hộ, “Cây cỏ Việt Nam” tập . TP.HCM: NXB Trẻ, 2003.

[3]. D. S. Kim and etc, “Therapeutic effect of Nepenthes kampotiana Lecomte ethanol extract (Nk-EE) on androgenic alopecia through the inhibition of apoptosis and 5α-reductase activity”, https://doi.org/10.1080/14786419.2024.2377751.

[4]. Đ. T. Lợi, “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”, NXB Y học TP.HCM, 2004.

[5]. T. Hùng, “Phương pháp nghiên cứu dược liệu”, Bộ môn Dược liệu – Khoa Dược - Trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, 2006.

[6]. Bộ Y tế, “Dược liệu học tập I”. Hà Nội: NXB Y học Hà Nội, 2011.

[7]. Bộ Y tế, “Dược liệu học tập II”. Hà Nội: NXB Y học Hà Nội, 2015.

[8]. N. T. Dong, “Nghiên cứu thuốc từ thảo dược”. Hà Nội: NXB Khoa học và kỹ thuật, 2006

[9]. T. V. Sung, T. T. Thuỷ và N. T. H. Anh, “Các hợp chất thiên nhiên từ một số cây cỏ Việt Nam”. Hà Nội: NXB Khoa học tự nhiên và công nghệ, 2011.

[10]. N.Richard and C.N.A.Vu, “An account of the Nepenthes species of Vietnam”, Carnivorous Plant Newsletter , 45 ( 3 ) : 93 - 101 , 2016 . DOI:10.55360/cpn453.rn503.

DOI: https://doi.org/10.55360/cpn453.rn503

Tải xuống

Số lượt xem: 17
Tải xuống: 8

Đã xuất bản

24.11.2024

Cách trích dẫn

[1]
T. H. T. Từ Hoàng Thương, M. T. H. C. Mang Thị Hồng Cúc, và N. T. M. Nguyễn Thị Mẫu, “Khảo sát đặc điểm thực vật và phân tích sơ bộ thành phần hóa thực vật của cây nắp ấm (Nepenthes kampotiana lecomte, họ nắp ấm nepenthaceae)”, HIUJS, vol 32, tr 49–58, tháng 11 2024.

Số

Chuyên mục

DƯỢC HỌC