TỶ LỆ NHIỄM KÝ SINH TRÙNG ĐƯỜNG RUỘT TRONG MẪU RAU SỐNG BÁN TẠI CÁC CHỢ THUỘC ĐỊA BÀN QUẬN TÂN PHÚ, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Các tác giả
DOI: https://doi.org/10.59294/HIUJS.KHTT.2024.026Từ khóa:
ký sinh trùng, rau sống, tỷ lệ nhiễmTóm tắt
Đặt vấn đề: Rau sống gần như xuất hiện trong mọi bữa ăn của người Việt Nam, chúng cung cấp vitamin, chất khoáng, góp phần duy trì cân bằng kiềm toan, tăng cường sức đề kháng. Tuy nhiên, ăn rau sống có những tác hại không nhỏ đối với cơ thể khi mang ký sinh trùng đường ruột mà mắt thường không thể thấy. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng đường ruột trong mẫu rau sống và tỷ lệ nhiễm các loại ký sinh trùng đường ruột trên từng loại rau sống được bán tại các chợ truyền thống thuộc địa bàn quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 342 mẫu rau ăn sống gồm: rau má, rau răm, diếp cá, ngò gai, cải bẹ xanh và xà lách. Xét nghiệm mẫu rau thông qua phương pháp Đặng Văn Ngữ để định danh ra từng loài ký sinh trùng. Kết quả: Tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng đường ruột trên rau sống là 63.8%. Rau má nhiễm ký sinh trùng đường ruột cao nhất với 84.2%. Ký sinh trùng đường ruột nhiễm trên rau sống nhiều nhất là Strongyloides stercoralis (54.1%) chủ yếu trên diếp cá và ngò gai. Kết luận: Thực trạng nhiễm ký sinh trùng đường ruột trên rau sống vẫn còn khá cao chiếm 63.8%, cần có biện pháp để giúp người dân trồng và rửa rau an toàn khi sử dụng rau sống.
Abstract
Raw vegetables appear in almost every Vietnamese meal, providing many vitamins and minerals, contributing to maintaining acid-base balance and enhancing resistance. Besides, eating raw vegetables has significant harmful effects on the body when carrying intestinal parasites that the naked eye cannot see. Objective: Determine the rate of intestinal parasite infection in raw vegetable samples and the rate of infection of intestinal parasites in each type of raw vegetable at traditional markets in Tan Phu district, Ho Chi Minh City. Research method: Cross-sectional descriptive study on 342 raw vegetable samples including pennywort, laksa leaves, fish lettuce, coriander, mustard greens, and lettuce. Vegetable samples were tested using the Dang Van Ngu method to identify each parasite species. Results: The rate of intestinal parasite infection on raw vegetables was 63.8%. Gotu kola is the highest infected with intestinal parasites at 84.2%. The most common intestinal parasite infecting raw vegetables is Strongyloides stercoralis (54.1%), mainly on fish lettuce, and coriander. Conclusion: The situation of intestinal parasite infection on raw vegetables is still quite high, accounting for 63.8%, there need to be measures to help people grow and wash vegetables safely when using raw vegetables.
Keywords: Parasites, raw vegetables, infection rate
Tài liệu tham khảo
[1] P. V. Hùng, Đ. H. Thiển và N. D. Thái, “Kiến thức thực hành về trồng rau an toàn và thực trạng nhiễm ký sinh trùng trên rau sống của người dân xã Văn Đức, Gia Lâm, Hà Nội,” Tạp chí Y Học Việt Nam, tập 516, số p.h 2, tháng 7 2022.
DOI: https://doi.org/10.51298/vmj.v516i2.3096[2] Y. Mirzaei, C. Mohammadi, S. F. Ahmad, P. M. Hamad and A. Samiei, "Prevalence of intestinal parasites in raw vegetables consumed in Soran city, Kurdistan Region, Iraq," Annals of parasitology, Vol. 62, No. 2, p. 275–279, 2021.
[3] L. C. Văn, N. Thùy Linh và P. Hùng Anh, “Xác định mầm bệnh ký sinh trùng nhiễm trên rau và thử nghiệm một số phương pháp rửa rau dùng làm thực phẩm trên địa bàn thành phố Trà Vinh,” Tạp chí Khoa học Trường Đại học Trà Vinh, số 17, tháng 3 2015.
[4] L. T. Xuân, Ký Sinh Trùng Thực Hành - Dùng Cho Đào Tạo Cử Nhân Kỹ Thuật Xét Nghiệm Y Học (Tái bản lần thứ 2), Nhà Xuất bản Giáo dục, 2015.
[5] T. X. Mai, T. T. K. Dung, P. A. Tuấn và L. T. Xuân, Ký Sinh Trùng Y Học - Giáo Trình Đại Học, Nhà xuất bản Y học, 2015.
[6] L. T. N. Kim, V. Đ. P. Ân và T. T. Hồng, “Khảo sát ký sinh trùng trên rau sống bán tại chợ trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh,” Tạp chí Y Học Thành phố Hồ Chí Minh, tập 2, số 11, pp. 130-135, 2007.
[7] H. T. Dung, P. H. S. Hưng, N. T. Hoa, N. Đ. T. Khương, N. T. T. Lê và T. Long, “Thực trạng nhiễm mầm bệnh ký sinh trùng trên rau ăn sống tại địa bàn thành phố Huế và các vùng phụ cận,” Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp Trường Đại học Nông Lâm Huế, tập 6, số 2, pp. 2928-2935, 2022.
DOI: https://doi.org/10.46826/huaf-jasat.v6n2y2022.891[8] N. Đ. Phúc, “Tỉ lệ nhiễm ký sinh trùng trên rau ăn sống tại các chợ quận 8 Thành phố Hồ Chí Minh năm 2015,” Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, tập 20, số 5, pp. 305-309, 2016.
[9] H. N. Thảo, L. V. Sơn và L. T. Tài, “Thực trạng nhiễm ký sinh trùng trên rau sống và kiến thức, thực hành của người trồng rau tại xã Hiệp Thành, thành phố Bạc Liêu năm 2017,” Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, số 19, 2019.
[10] N. Phasuk, K. Thongtup, S. Nagavirochana and P. Viriyavejakul, "Prevalence of parasitic contamination of raw vegetables in Nakhon Si Thammarat province, southern Thailand," BMC Public Health, vol. 19, no. 1, p. 34, 2019.
DOI: https://doi.org/10.1186/s12889-018-6358-9Tải xuống
Tải xuống: 113