Khảo sát đặc điểm nông học của các dòng thuần Dưa leo (Cucumis sativus L.) đơn tính cái trong điều kiện nhà màng
Các tác giả
DOI: https://doi.org/10.59294/HIUJS.26.2023.541Từ khóa:
òng thuần, năng suất, nhà màng, Dưa leo đơn tính cáiTóm tắt
Dưa leo đơn tính cái là loại cây thích hợp trồng trong nhà màng, giống này không cần thụ phấn vẫn đậu quả, năng suất cao hơn giống Dưa leo trồng ngoài đồng ruộng từ 2-3 lần, trồng Dưa leo đơn tính cái mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thân thiện với môi trường và đảm bảo an toàn cho người sử dụng (trồng trong nhà màng nên hạn chế được thuốc bảo vệ thực vật). Qua chọn lọc phả hệ từ các giống Dưa leo đơn tính cái F1 nhập nội, các dòng Dưa leo được làm thuần bằng cách tự thụ phấn cưỡng bức (sử dụng bạc nitrat để tạo hoa đực) đến thế hệ thứ chín, các dòng ưu tú nhất được chọn để đánh giá đặc tính nông học trong điều kiện nhà màng, nhằm tìm ra những dòng có các tính trạng tốt và phù hợp dùng làm bố mẹ để lai tạo ra các tổ hợp lai F1. Các dòng được khảo nghiệm qua ba vụ, cho thấy tám dòng Dưa leo có những tính trạng khác nhau: màu quả xanh (5 dòng: DL01, 02, 04, 05, 06), màu quả xanh đậm (3 dòng: DL03, 07, 08); quả dài hơn 15.8cm (3 dòng: DL01, 03, 04), quả dài nhỏ hơn 15.8cm (5 dòng: DL02, 05, 06, 07, 08); số quả/cây hơn 27.5 quả (2 dòng: DL07, 08), số quả/cây ít hơn 27.5 quả (6 dòng: DL01, 02, 03, 04, 05, 06); khối lượng trung bình quả lớn hơn 88.8g (2 dòng: DL01 và DL03, trong đó dòng DL01 có khối lượng quả lớn nhất 107.2g), khối lượng quả nhỏ hơn 88.8g (6 dòng, dòng DL08 có khối lượng quả nhỏ nhất 36.2g); năng suất của các dòng từ 31.76 đến 35.78 tấn/ha, trong đó dòng DL06 có năng suất cao nhất (35.78 tấn/ha) và dòng DL05 có năng suất thấp nhất (31.76 tấn/ha); dòng DL02 có tỷ lệ bệnh sương mai thấp nhất (34.7%) và dòng DL03 có tỷ lệ bị bệnh phấn trắng thấp nhất (18.7%).
Abstract
Gynoecious cucumber is a suitable crop to grow in greenhouse, this all-female variety sets fruits without pollination, and the productivity is 2-3 times higher than field-grown cucumber. Cultivating gynoecious cucumber brings high economic profits, aids crop restructuring, is environmentally friendly and safe for consumers (greenhouse conditions necessitate lower use of crop protection chemicals). Through pedigree selection from imported F1 gynoecious varieties, cucumber lines were domesticated by forced self-pollination to the ninth generation (silver nitrate was used to produce male flowers); and then the eight most elite lines were selected to evaluate their agronomic characteristics under greenhouse conditions, in order to find lines with good traits and suitable for use as parents to create F1 hybrids. The lines were tested over three seasons, showing that eight cucumber lines had different traits: green fruit colour (5 lines: DL01, 02, 04, 05, 06), dark green fruit colour (3 lines: DL03, 07, 08); fruit length more than 15.8cm (3 lines: DL01, 03, 04), fruit length less than 15.8cm (5 lines: DL02, 05, 06, 07, 08); number of fruits/plant more than 27.5 fruits (2 lines: DL07, 08), number of fruits/plant less than 27.5 fruits (6 lines: DL01, 02, 03, 04, 05, 06); average fruit weight more than 88.8g (2 lines DL01 and DL03, of which DL01 line had the highest fruit weight 107.2g), average fruit weight less than 88.8g (6 lines, of which line DL08 had the lowest weight 36.2g); productivity varied from 31.76 to 35.78 ton/ha, of which DL06 line had the highest productivity (35.78 ton/ha) and DL05 line had the lowest productivity (31.76 ton/ha); DL02 line had the lowest disease rate of downy mildew (34.7%) and DL03 line had the lowest disease rate of powdery mildew (18.7).
Tài liệu tham khảo
[1] Trần Khắc Thi và Ngô Thị Hạnh, 2005. Nghiên cứu đặc tính nông sinh học của các giống Dưa leo (Cucumis sativus L.) sử dụng cho chế biến. Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ về Rau, Hoa, Quả và Dâu Tằm giai đoạn 2001-2005. Thành phố Hồ Chí Minh: NXB Nông nghiệp, 2005.
[2] Dhall R. K., “Punjab Kheera-1: A new variety of parthenocarpic cucumber for polynet house cultivation”, Vegetable Science, 46(1&2), 135-138, 2019.
[3] Dhall R. K., “Punjab Kheera Hybrid-11 (PKH-11): A new hybrid of parthenocarpic gynoecious cucumber (Cucumis sativus L.) for poly-net house cultivation”, Vegetable Science, 48(2), 242-245, 2021.
DOI: https://doi.org/10.61180/vegsci.2021.v48.i2.19[4] Mai Thị Phương Anh, Trần Văn Lài và Trần Khắc Thi. Rau và trồng rau. Thành phố Hồ Chí Minh: NXB Nông nghiệp, 1996.
[5] Bùi Chí Bửu, Nguyễn Thị Lang. Chọn giống cây trồng phương pháp truyền thống và phân tử. Thành phố Hồ Chí Minh: NXB Nông nghiệp TP. HCM, 2007.
[6] Phan Thanh Kiếm. Giáo trình chọn giống cây trồng. Thành phố Hồ Chí Minh: NXB Nông nghiệp TP. HCM, 2006.
[7] Hoàng Trọng Phán, Trương Thị Bích Phượng. Cơ sở di truyền chọn giống thực vật. Huế: NXB Đại học Huế, 2008.
[8] Lê Duy Thành. Cơ sở di truyền chọn giống thực vật. Hà Nội: NXB Khoa học và kỹ thuật, 2001.
[9] Nguyễn Văn Hiển. Chọn giống cây trồng. Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Giáo dục, 2000.
[10] Võ Hùng, Nguyễn Dũng Tiến, Trần Văn Minh. Chọn tạo và sản xuất giống cây trồng. Trường Đại Học Nông Nghiệp II - Huế, 2006.
[11] Bommesh, J.C., Pitchaimuthu, M., Ravishankar, K.V., “Development and Maintenance of Tropical Gynoecious Inbred Lines in Cucumber (Cucumis sativus) and Validation by DNA Markers”, Agricultural Research, 9, 161–168, 2020
DOI: https://doi.org/10.1007/s40003-019-00423-9[12] Hallidri M., Effect of silver nitrate on induction of staminate flowers in gynoecious cucumber line (Cucumis sativus L.). Acta Horticulturae 10.17660/ActaHortic. 637.16, 2004.
DOI: https://doi.org/10.17660/ActaHortic.2004.637.16[13] Phạm Mỹ Linh, Ngô Thị Hạnh và Trần Khắc Thi “Nghiên cứu tạo giống Dưa leo đơn tính cái”, Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2008.
[14] Mishra R., Singh G, Bhalinge S., Sandeep K., Waghmare R., Kumar A., “Effect of deferent doses of silver nitrate on flowering behavior and seed development in cucumber”, International Journal of Scientific Research in Engineering and Management, Vol 06, Issue 06, Impact Factor 7.185, 2022.
[15] Vũ Văn Liết và Nguyễn Văn Hoan. Sản xuất hạt giống và công nghệ hạt giống. Thành phố Hồ Chí Minh: NXB Nông nghiệp, 2007.
[16] Đoàn Hữu Cường, Nghiên cứu chọn tạo dòng thuần giống Dưa leo (Cucumis sativus L.) đơn tính cái phục vụ sản xuất giống F1. Kết quả nghiên cứu đề tài cơ sở giai đoạn 2018-2020, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Tp.HCM, 2020.
[17] Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia. Quy chuẩn QCVN 01-87:2012/BNNPTNT về Khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng của giống dưa chuột. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2012.
[18] Vivek T., Rajinder K. D., Pooja M., Harleen K., “Utilizing novel parthenocarpic gynoecious cucumber (Cucumis sativus L.) inbreds for exploiting their heterotic potential under poly-house conditions,” Euphytica, 219, 99, 2023.
DOI: https://doi.org/10.1007/s10681-023-03229-7Tải xuống
Tải xuống: 183