Khảo sát việc tự khắc phục và tìm kiếm hỗ trợ của gia đình có trẻ mắc khuyết tật giao tiếp ở khu vực nông thôn tỉnh Quảng Nam

Các tác giả

  • Nguyễn Văn Duân Đại học Kỹ Thuật Y Dược Đà Nẵng
  • Lê Văn Cường Bệnh viện Ung bướu Thành phố Hồ Chí Minh
  • Karen Wylie Đại học Curtin
  • Lindy McAllister Đại học Sydney

Từ khóa:

Khuyết tật giao tiếp, Ngôn ngữ trị liệu

Tóm tắt

Mục tiêu: Tìm hiểu những trải nghiệm của phụ huynh có con mắc khuyết tật giao tiếp (KTGT) tại khu vực nông thôn tỉnh Quảng Nam. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả định tính. Kết quả: Chúng tôi đã ghi nhận 12 dấu hiệu xuất hiện ở trẻ khiến phụ huynh lo lắng về tình trạng giao tiếp của con họ. Về các hành động tự khắc phục, các khách thể khảo sát (KTKS) đã ưu tiên chọn các chiến lược giao tiếp, phương pháp giảng dạy cụ thể. Bên cạnh đó họ cũng đã áp dụng các biện pháp như hạn chế sử dụng ti vi, điện thoại thông minh  hay thay đổi môi trường để giúp con họ cải thiện các khó khăn về giao tiếp. Thứ tự ưu tiên mà các KTKS trong nghiên cứu của chúng tôi đã lựa chọn khi tìm kiếm sự giúp đỡ (1) Hệ thống Tây y, (2) Người trong cộng đồng, (3) Lĩnh vực ngôn ngữ trị liệu, (4) Lĩnh vực giáo dục, (5) Tâm linh và (6) Lĩnh vực y học cổ truyền. Họ cũng nhận được nhiều loại thông tin bao gồm sự động viên trấn an, những lời khuyên, các thông tin về bệnh tật, sự chia sẻ kinh nghiệm, các hướng dẫn can thiệp và các chẩn đoán xác định tình trạng bệnh từ những nơi mà họ đã đến tìm kiếm sự giúp đỡ. Kết luận: Kết quả nghiên cứu ban đầu cho thấy có sự thiếu thốn trong việc cung cấp các dịch vụ cho trẻ KTGT tại khu vực nông thôn tỉnh Quảng Nam.

Tải xuống

Số lượt xem: 79
Tải xuống: 111

Đã xuất bản

24.12.2022

Cách trích dẫn

[1]
N. V. Duân, L. V. Cường, K. Wylie, và L. McAllister, “Khảo sát việc tự khắc phục và tìm kiếm hỗ trợ của gia đình có trẻ mắc khuyết tật giao tiếp ở khu vực nông thôn tỉnh Quảng Nam”, HIUJS, số p.h ĐẶC BIỆT, tr 302–309, tháng 12 2022.

Số

Chuyên mục

KHOA HỌC SỨC KHOẺ