Ưu và nhược điểm của MTA và BIODENTINETM trong ứng dụng lâm sàng ở trẻ em

Các tác giả

  • Nguyễn Thị Mai Phương Bệnh viện Răng Hàm Mặt TP. Hồ Chí Minh
  • Diệp Bửu Chi Trường Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
  • Bùi Ngọc Phương Dung Bệnh viện Răng Hàm Mặt TP. Hồ Chí Minh
  • Phan Ngọc Thảo Sương Bệnh viện Răng Hàm Mặt TP. Hồ Chí Minh
  • Nguyễn Đức Thanh Bình Bệnh viện Răng Hàm Mặt TP. Hồ Chí Minh
  • Lê Thành Trực Bệnh viện Răng Hàm Mặt TP. Hồ Chí Minh
  • Lưu Quang Vinh Bệnh viện Răng Hàm Mặt TP. Hồ Chí Minh
  • Dương Khang Nguyên Bệnh viện Răng Hàm Mặt TP. Hồ Chí Minh

Từ khóa:

BiodentineTM, Mineral trioxide aggregate, độ cản quang, đổi màu rang

Tóm tắt

Ở Việt Nam, tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn ở trẻ cao khi răng vừa mới mọc (20,9%) và tăng theo tuổi. Chấn thương răng là một tình trạng phổ biến ở trẻ em và là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến chết tủy ở răng trước vĩnh viễn chưa đóng chóp. Các khiếm khuyết ở vùng răng cửa trước có ảnh hưởng tiêu cực lên sự khỏe mạnh về tinh thần và xã hội của trẻ, trong khi việc mất các răng hàm, nhất là răng cối lớn thứ nhất hàm dưới có ảnh hưởng lên khớp cắn và chức năng ăn nhai, cũng như có sự tiêu xương sau nhổ răng. Do đó việc giữ lại răng cho trẻ cho đến tuổi trưởng thành là rất quan trọng để giảm bớt các điều trị phức tạp và tốn kém sau này. Hiện nay nhiều vật liệu mới đã ra đời với sự cải tiến về sinh học và khả năng kích thích sửa chữa mô răng và lành thương như vật liệu Calcium Silicate (Mineral trioxide aggregate (MTA), BiodentineTM), có hiệu quả cao trong điều trị bảo tồn và điều trị tủy răng. Tuy nhiên các loại vật liệu này vẫn còn tồn tại một số nhược điểm. Trong bài này, các ca lâm sàng được trình bày bao gồm các bệnh lý về tủy (hoại tử tủy, viêm tủy không hồi phục) và chấn thương răng (răng rơi khỏi ổ, gãy ngang thân răng). Hai loại vật liệu được sử dụng trong điều trị là Proroot MTA và BiodentineTM. Trong một số ca lâm sàng, BiodentineTM và MTA được trộn với nhau theo tỉ lệ 2:1. Về kết quả điều trị, MTA và BiodentineTM với tính đều cho kết quả tốt trên hầu hết các ca lâm sàng. Tuy nhiên, nhược điểm chính của MTA là gây đổi màu răng sau một thời gian, do đó không thích hợp để trám các răng cần tính thẩm mỹ, trong khi nhược điểm của BiodentineTM là độ cản quang thấp gây khó khăn trong quá trình điều trị. Việc trám bằng hỗn hợp BiodentineTM và MTA theo tỉ l 2:1 đã khắc phục được nhược điểm độ cản quang kém của BiodentineTM. Về khả năng gây đổi màu răng, cần theo dõi thêm các ca lâm sàng để cho ra kết quả.

Tải xuống

Số lượt xem: 358
Tải xuống: 1092

Đã xuất bản

24.12.2022

Cách trích dẫn

[1]
N. T. M. Phương, “Ưu và nhược điểm của MTA và BIODENTINETM trong ứng dụng lâm sàng ở trẻ em”, HIUJS, số p.h ĐẶC BIỆT, tr 121–130, tháng 12 2022.

Số

Chuyên mục

KHOA HỌC SỨC KHOẺ