Nghiên cứu tình trạng kháng insulin trên bệnh nhân tiền đái tháo đường có tăng huyết áp bằng mô hình HOMA2- IR

Các tác giả

  • Nguyễn Chí Thanh Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng
  • Lê Hữu Hoàng Bệnh viện Chợ Rẫy
  • Nguyễn Văn Trung Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng
DOI: https://doi.org/10.59294/HIUJS.22.2023.297

Từ khóa:

kháng insulin, HOMA2-IR, tiền đái tháo đường, tăng huyết áp

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Tiền đái tháo đường ( TĐTĐ) ngày càng trở nên phổ biến, và gây ra nhiều biến chứng tim mạch, nhất là khi có tăng huyết áp kèm theo. Cơ chế bệnh sinh chủ yếu là do tình trạng đề kháng insulin. Mô hình HOMA2-IR có thể đánh giá chính xác tình trạng đề kháng insulin trên đối tượng này. Hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu áp dụng mô hình này trên nhóm bệnh nhân tiền đái tháo đường có tăng huyết áp. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát nồng độ Insulin, chỉ số kháng Insulin theo HOMA2-IR trên bệnh nhân tiền đái tháo đường có tăng huyết áp. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang trên bệnh nhân được chẩn đoán tiền đái tháo đường theo ADA 2022 có tăng huyết áp, được nghiệm Glucose và Insulin máu lúc đói. Chỉ số kháng Insulin theo mô hình HOMA2-IR được xác định dựa trên cặp insulin – Glucose, có so sánh với nhóm chứng khỏe mạnh. Kết quả: Nồng độ insulin (µIU/ml) trên 3 nhóm đối tượng nghiên cứu: người bình thường, TĐTĐ, TĐTĐ có tăng huyết áp lần lượt theo thứ tự: 8.14± 1.46; 18.6±2.54, 21.6±2.97. Song song đó, chỉ số kháng insulin theo mô hình HOMA2IR ở nhóm TĐTĐ có THA là cao nhất, 1.98 ±0.25. Kết luận: có sự gia tăng tình trạng kháng insulin trên nhóm bệnh nhân nghiên cứu, theo đó nồng độ insulin và chỉ số kháng insulin theo HOMA2-IR nhóm TĐTĐ có THA là cao nhất, kế đến là nhóm TĐTĐ, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê.

Abstract

Background: Prediabetes is more popular disease, and causes a lot of cardiovascular complicatios, especially hypertension is present concomitantly. Insulin resistance is mainly physiopathology mechanism in these patients. HOMA2-IR has ability exactly to evaluate insulin resistance. Objectives: Evaluate Insulin level and insulin resistance by HOMA2IR in patients prediabetic hypertension. Methods: Cross-sectional description, devided into three groups: normal control, prediabetes without hypertension and predabetic hypertension. Results: Insulin level (µIU/ml) was highest in prediabetic patients with hypertension, 21.6±2.97, lowest in normal control, significantly. Besides, there was increased resistance insulin by HOMA2-IR in case and control, where as, HOMA2 IR was much more elevation in prediabetic patients with hypertension; 1.98 ± 0.25. Conclusions: There was elevation insulin concentration and insulin resistance in prediabetic patient and hypertension.

Tài liệu tham khảo

[1] K. Ogurtsova, et al., “Global estimates for the prevalence of diabetes for 2015 and 2040”, IDF Diabetes Atlas, 2017, Pp 40-50.

[2] M. H Alijanvand, et al.,” Prevalence and predictors of prediabetes and its coexistence with high blood pressure in first-degree relatives of patients with type 2 diabetes: A 9-year cohort study”, J Res Med Sci, 2020, 25(31), 8 papers.

[3] TM Wallace, et al., “Use and Abuse of HOMA modeling”, Diabetes Care, 2004, 27(6), pp.1487-1495.

[4] American Diabetes Association, Standards of Medical Care in Diabetes, Diabetes Care 2022; 45(Suppl. 1): S1-S2.

[5] T Unger, et al., “International Society of Hypertension Global Hypertension Practice Guidelines”, AHA Journal, 2020, pp 1336.

[6] P. V. Đoàn, “Nghiên cứu nồng độ insulin, C-peptide, chỉ số kháng insulin, độ nhạy insulin và chức năng tế bào ß ở bệnh nhân tiền đái tháo đường”, Tạp chí nội tiết và đái tháo đường, 2019, tr 125-131.

[7] SK Biswas, et al “Relationship of soluble RAGE with insulin resistance and beta cell function during development of type 2 diabetes mellitus”, J Diabetes Res, 2015, pp. 121-128.

[8] H. T. Vinh “Nghiên cứu biến đổi chỉ số kháng insulin và glucose máu ở bệnh nhân tiền đái tháo đường sau 6 tháng điều trị bằng thay đổi lối sống kết hợp metformin”, Tạp chí nội tiết và đái tháo đường, 2019, tr 182-187.

[9] N. T. H. Vân “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, tổn thương cơ quan đích và tình trạng kháng insulin ở bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát có rối loạn glucose máu lúc đói”, Luận án tiến sĩ y học, Viện nghiên cứu Khoa học Y Dược lâm sàng ,108, 2019.

[10] G.M Reaven “Insulin resistance, hyperinsulinemia, and hypertriglyceridemia in the etiology and clinical course of hypertension”, The American Journal of Medicine, 1991, 90(2), pp. S7-S12.

[11] N. T. H. Vân và CS “Đánh giá tình trạng kháng insulin ở bệnh nhân tăng huyết áp có rối loạn glucose lúc đói”, Tạp chí Y học Thực hành, 2018, Số 1(1066), tr. 83 - 86.

[12] M-S. Zhou, A Wang and H. Yu, “Link between insulin resistance and hypertension: What is the evidence from evolutionary biology”, Diabetology & Metabolic Syndrome, 2014, 6(1), p. 12.

Tải xuống

Số lượt xem: 212
Tải xuống: 96

Đã xuất bản

24.03.2023

Cách trích dẫn

[1]
N. C. T. Nguyễn Chí Thanh, L. H. H. Lê Hữu Hoàng, và N. V. T. Nguyễn Văn Trung, “Nghiên cứu tình trạng kháng insulin trên bệnh nhân tiền đái tháo đường có tăng huyết áp bằng mô hình HOMA2- IR”, HIUJS, vol 22, tr 131–136, tháng 3 2023.

Số

Chuyên mục

Y HỌC