Đánh giá mức độ rò rỉ nước giữa các kỹ thuật đặt đê cao su nha khoa trên đầu mô hình

Các tác giả

  • Võ Thị Lê Nguyên Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng
  • Trần Thúy Hồng Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng
  • Lê Ánh Hồng Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng
  • Lâm Kim Triển Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng
  • Trương Cúc Anh Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng
DOI: https://doi.org/10.59294/HIUJS.27.2024.562

Từ khóa:

kỹ thuật đặt đê cao su, đầu mô hình, cô lập

Tóm tắt

Cô lặp răng bằng đê cao su có thể được thực hiện bằng nhiều kỹ thuật, nhưng chưa tìm thấy nghiên cứu nào trong y văn đánh giá hiệu quả của các kỹ thuật này. Nghiên cứu này nhằm đánh giá hiệu quả cô lập giữa các kỹ thuật đặt đê cao su nha khoa khác nhau. Nghiên cứu thực nghiệm 4 kỹ thuật đặt đê cao su với 6 tình huống cô lập trên đầu mô hình. Sau khi đặt đê, 10mL nước được bơm lên bề mặt đê, lượng nước còn lại được ghi nhận sau 5 phút. Kết quả cho thấy rò rỉ nhiều nhất khi cô lập có liên quan đến răng cối lớn, tiếp đến là răng cối nhỏ và ít nhất là răng cửa. Kỹ thuật đặt đê cao su trước khi đặt móc giữ đê có mức rò rỉ thấp nhất, lượng nước còn lại trên đê sau 5 phút là 10mL (Q1 = 9.4; Q3 = 10); kế đến lần lượt là kỹ thuật đặt đê cao su và móc giữ đê cùng lúc; kỹ thuật đặt đê cao su, móc giữ đê và khung căng đê cùng lúc; và kỹ thuật đặt đê cao su sau khi đặt móc giữ đê có mức rò rỉ cao nhất với lượng nước còn lại trên đê là 5.7mL và Q1 = 1.1; Q3 = 9.8 (P < 0.01). Kết luận: Mức độ rò rỉ thấp nhất khi thực hiện kỹ thuật đặt đê cao su trước khi đặt móc giữ đê và các cô lập ở vùng răng cửa hàm trên. Rò rỉ cao nhất khi đặt đê cao su sau khi đặt móc giữ đê và các cô lập có liên quan đến răng cối lớn.

Abstract

Teeth isolation using a dental rubber dam can be performed by many techniques, but no studies have been found in the literature evaluating the effectiveness of these techniques. This study aimed to evaluate the level of water leakage among different rubber dam placement techniques. An experimental study of 4 rubber dam placement techniques with 6 isolation situations on a dental simulator was carried out. When the rubber dam had been placed, a volume of 10ml of water was applied by syringe into the isolated space, the remaining fluid was collected after 5 minutes. The results of the study showed that the greatest leakage in isolations involved molars, followed by premolars and the least incisors. The technique of placing the rubber dam sheet before placing the clamp has the lowest leakage level, the median volume of fluid remaining in the isolated space after 5 minutes is 10ml (Q1 = 9.4; Q3 = 10), followed by the technique of placing the rubber dam sheet and clamp at the same time; the technique of placing rubber dam sheet, clamp, and frame at the same time; and technique of placing rubber dam sheet after placing clamp has the highest leakage level with the median volume of remaining water being 5.7ml and Q1 = 1.1; Q3 = 9.8 (P < 0.01). In conclusion, the level of leakage was lowest when performing the technique that placing the rubber dam sheet before placing the clamp, and in the maxillary incisor area isolation situations. Leakage was highest when rubber dam sheets were placed after clamps were placed, and in situations where isolations were associated with molars.

Tài liệu tham khảo

[1] M.F. Anabtawi, G.H. Gilbert, and M.R. Bauer, "Rubber dam use during root canal treatment: findings from The Dental Practice‐Based Research Network.," J Am Dent Assoc, vol. 144, no. 2, p. 179–186, 2013.

DOI: https://doi.org/10.14219/jada.archive.2013.0097

[2] P.Y. Lin, S.H. Huang, H.J. Chang, and L.Y. Chi, "The effect of rubber dam usage on the survival rate of teeth receiving initial root canal treatment: A nationwide population - based study," J Endod, vol. 1733, no. 7, p. 40, 2014.

DOI: https://doi.org/10.1016/j.joen.2014.07.007

[3] W. Keys and S.J. Carson, "Rubber dam may increase the survival time of dental restorations," Evid Based Dent., vol. 18, no. 1, pp. 19 - 20, 2017.

DOI: https://doi.org/10.1038/sj.ebd.6401221

[4] C. Miao, X. Yang, M. C. Wong...Y. Wang, "Rubber dam isolation for restorative treatment in dental patients," Cochrane Database Syst Rev, vol. 5, no. 5, 2021.

DOI: https://doi.org/10.1002/14651858.CD009858.pub3

[5] I.A. Ahmad, "Rubber dam usage for endodontic treatment: a review," Int Endod J., vol. 42, p. 963–972, 2009.

DOI: https://doi.org/10.1111/j.1365-2591.2009.01623.x

[6] M. Kapitán, Z. Šustová, R. Ivančaková, and J Suchánek, "A Comparison of Different Rubber Dam Systems on a Dental Simulator," ACTA MEDICA (Hradec Králové), vol. 57, no. 1, p. 15–20, 2014.

DOI: https://doi.org/10.14712/18059694.2014.3

[7] M. Kapitán, T. S. Kleplová, J. Suchánek, "A Comparison of Three Rubber Dam Systems In Vivo - A Preliminary Study," Acta Medica (Hradec Kralove), vol. 58, no. 1, pp. 15 - 20, 2015.

DOI: https://doi.org/10.14712/18059694.2015.86

[8] N. Garg and A. Garg, Textbook of Endodontics, Jaypee Brothers Medical Publishers, 2014. [9] A. Castellucci, Endodontics, Il Tridente: Edizioni Odontoiatriche, 2014.

DOI: https://doi.org/10.5005/jp/books/12108

Tải xuống

Số lượt xem: 597
Tải xuống: 38

Đã xuất bản

24.01.2024

Cách trích dẫn

[1]
V. T. L. N. Võ Thị Lê Nguyên, T. T. H. Trần Thúy Hồng, L. Ánh H. Lê Ánh Hồng, L. K. T. Lâm Kim Triển, và T. C. A. Trương Cúc Anh, “Đánh giá mức độ rò rỉ nước giữa các kỹ thuật đặt đê cao su nha khoa trên đầu mô hình”, HIUJS, vol 27, tr 55–62, tháng 1 2024.

Số

Chuyên mục

Y HỌC