Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh dự phòng tại khoa ngoại tổng hợp bệnh viện A tỉnh Khánh Hoà năm 2021

Các tác giả

  • Huỳnh Thị Ái Nhân Trường Đại học Duy Tân, Đà Nẵng
  • Phạm Thị Quỳnh Yên Trường Đại học Duy Tân, Đà Nẵng
DOI: https://doi.org/10.59294/HIUJS.31.2024.679

Từ khóa:

kháng sinh dự phòng, nhiễm khuẩn vết mổ, phẫu thuật ngoại khoa, Khoa Ngoại tổng hợp

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm bệnh nhân và tình hình sử dụng kháng sinh dự phòng (KSDP) tại khoa ngoại tổng hợp Bệnh viện A tỉnh Khánh Hoà năm 2021. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang từ 06/2021 hồi cứu đến 01/2021, lấy mẫu toàn bộ thu được 150 hồ sơ bệnh án của bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật tại khoa ngoại tổng hợp Bệnh viện A tỉnh Khánh Hoà. Kết quả: Trong 150 hồ sơ bệnh án của bệnh nhân thu thập, về đặc điểm mẫu nghiên cứu ghi nhận chỉ có 18,4% bệnh nhân trên 60 tuổi. Bệnh lý mắc kèm được ghi nhận tập trung chủ yếu ở các nhóm trên 60 tuổi (20.7%), trong đó có hơn 50% bệnh nhân mắc tăng huyết áp. Tình trạng bệnh nhân trước phẫu thuật phân loại theo thang điểm ASA ≥ 3 (American Society of Anaesthesiologists) chiếm tỷ lệ nhỏ (3.4%). Đa số phẫu thuật thuộc loại sạch (57.3%) và sạch – nhiễm (40.7%). Có 95% bệnh nhân có điểm nhiễm khuẩn vết mổ bằng 0 khi đánh giá nguy cơ theo thang điểm NNIS (National Nosocomial Infection Surveillance). Về đặc điểm sử dụng KSDP, chỉ 27.3% bệnh nhân được đưa liều đầu kháng sinh đúng với khuyến cáo của ASHP (2013) và Bộ Y Tế (2012) trước thời điểm rạch da 60 phút. Hơn 65.0% phác đồ kháng sinh được lựa chọn là ceftizoxim đơn trị liệu hoặc phối hợp với metronidazol/ cefotaxim/ cefuroxim có tỷ lệ là 58.9%. Có 6 phác đồ với nhóm phẫu thuật thoát vị được đánh giá là không phù hợp với khuyến cáo của ASHP (2013) chỉ định sử dụng cefazolin đơn độc. Chỉ 3.3% bệnh nhân được ngừng kháng sinh theo khuyến cáo trong vòng 24h và đến 71.3% bệnh nhân được sử dụng kháng sinh kéo dài 4 ngày sau khi đóng vết mổ. Kết luận: Về mặt lý thuyết, việc tuân thủ sử dụng KSDP theo các phác đồ, khuyến cáo còn khá thấp nhưng về mặt thực tế trên lâm sàng, 100% bệnh nhân đều đáp ứng tốt, không xuất hiện nhiễm khuẩn sau phẫu thuật và xuất viện với tình trạng vết mổ khô, sức khoẻ tốt.


 


Từ khóa: Kháng sinh dự phòng; nhiễm khuẩn vết mổ; phẫu thuật ngoại khoa; khoa ngoại tổng hợp

Abstract

Objective: To investigate the use of prophylactic antibiotics (PPA) in the Department of General Surgery of Hospital A in Khanh Hoa province in 2021. Methods: A retrospective cross-sectional study was conducted from January 2021 to June 2021 on all medical records with surgical indications in the Department of General Surgery, using a comprehensive sampling method A total of 150 medical records were collected. Of these, 18.4% of patients were over 60 years old. Clean surgery accounted for 57.3% and clean-contaminated surgery for 40.7%. 65.0% of surgeries were in the group of digestive, liver, pancreas, and biliary diseases. According to the NNIS score, 95% of patients had a wound infection score of 0. Regarding antibiotic use, the most common choice was third-generation cephalosporins (C3G) (commonly ceftizoxime). In the group of appendectomies combined of cephalosporins with metronidazole was at the highest rate (58.9%), while C3G monotherapy (ceftizoxime or cefotaxime) accounted for 30.5%. Regarding the duration of use, 3.3% of patients were discontinued antibiotics according to recommendations within 24 hours, and up to 71.3% of patients continued to use antibiotics for 4 days after wound closure. Conclusion: The hospital has implemented the use of prophylactic antibiotics, but adherence to the use of PPA according to medical literature is still limited. However, in clinical practice, 100% of patients responded well, with no postoperative wound infections and discharge with dry wounds and good health.

Tài liệu tham khảo

[1] Bộ Y tế, Hướng dẫn phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ, Ban hành kèm theo Quyết định số 3671, 4-13, 2012.

[2] H. T. B. Ngọc và N. T. Hằng, "Tình hình kháng kháng sinh của vi khuẩn gram âm thường gặp phân lập từ bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Tiệp, Hải Phòng," Tạp chí Truyền nhiễm Việt Nam, 29(11), p. 131, 2019.

[3] L. M. Luân, "Nghiên cứu sử dụng kháng sinh dự phòng và một số yếu tố nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ trong phẫu thuật tiêu hoá tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức," Luận văn thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội, 2006.

[4] P. V. Huy, "Phân tích thực trạng sử dụng kháng sinh trong phẫu thuật sạch, sạch nhiễm tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108," Đại học Dược Hà Nội, 2014.

[5] N. T. H. Thu, B. T. K Tuyền và…P. Quỳnh Anh, "Thực trạng sử dụng kháng sinh trên người bệnh phẫu thuật và một số yếu tố ảnh hưởng tại khoa ngoại tổng hợp Bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội năm 2015," Tạp chí Y tế công cộng, 40, 70-77, 2015.

[6] T. Đ. Quý, "Nghiên cứu sử dụng kháng sinh dự phòng bằng cefotaxim trong phẫu thuật tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang," Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Hà Nội, 2007.

[7] A. S. Almasaudi, S. T. McSorley,…and D. C. McMillan, "The relationship between body mass index and short term postoperative outcomes in patients undergoing potentially curative surgery for colorectal cancer: A systematic review and meta-analysis," Crit Rev Oncol Hematol, vol. 121, pp. 68-73, Jan 2018.

DOI: https://doi.org/10.1016/j.critrevonc.2017.12.004

[8] D. W. Bratzler et al., "Clinical practice guidelines for antimicrobial prophylaxis in surgery," Am J Health Syst Pharm, vol. 70, no. 3, pp. 195-283, Feb 2013.

DOI: https://doi.org/10.2146/ajhp120568

[9] M. Cho, J. Kang, I. K. Kim,… and S. K. Sohn, "Underweight body mass index as a predictive factor for surgical site infections after laparoscopic appendectomy," Yonsei Med J, vol. 55, no. 6, pp. 1611-6, Nov 2014.

DOI: https://doi.org/10.3349/ymj.2014.55.6.1611

[10] E. P. D. Dale and W. Bratzler, "Clinical practice guidelines for antimicrobial prophylaxis in surgery,"Surgical infections, vol. 14, pp. 75-78, 2013.

[11] M. M. Haridas, "Predictive factors for surgical site infection in general surgery," Surgery, vol. 144, no. 4, pp. 496-501; discussion 501-3, Oct 2008.

DOI: https://doi.org/10.1016/j.surg.2008.06.001

[12] K. S. Kaye et al., "The effect of increasing age on the risk of surgical site infection," J Infect Dis, vol. 191, no. 7, pp. 1056-62, Apr 1 2005.

DOI: https://doi.org/10.1086/428626

[13] T. J. Nguyen et al., "Effect of immediate reconstruction on postmastectomy surgical site infection," Ann Surg, vol. 256, no. 2, pp. 326-33, Aug 2012.

DOI: https://doi.org/10.1097/SLA.0b013e3182602bb7

Tải xuống

Số lượt xem: 646
Tải xuống: 65

Đã xuất bản

24.09.2024

Cách trích dẫn

[1]
H. T. Ái N. Huỳnh Thị Ái Nhân và Y. Phạm Thị Quỳnh, “Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh dự phòng tại khoa ngoại tổng hợp bệnh viện A tỉnh Khánh Hoà năm 2021”, HIUJS, vol 31, tr 185–194, tháng 9 2024.

Số

Chuyên mục

DƯỢC HỌC