Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng liên quan đến viêm phổi tại Bệnh viện Đại học Y Khoa Vinh

Các tác giả

  • Nguyễn Điện Minh Đại học Duy Tân
  • Hoàng Thị Cúc Bệnh viện Đại học Y Khoa Vinh, Nghệ An
  • Nguyễn Thị Cẩm Nhung Đại học Duy Tân, Đà Nẵng
DOI: https://doi.org/10.59294/HIUJS.31.2024.663

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Viêm phổi cộng đồng là tình trạng nhiễm khuẩn cấp tính ở phổi gây tổn thương nhu mô phổi kèm theo các dấu hiệu như: ho, khó thở, khò khè, thở nhanh và co kéo lồng ngực hoặc rút lõm lồng ngực. Viêm phổi cộng đồng do nhiễm khuẩn là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh tật và tử vong ở trẻ em trên toàn thế giới. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát đặc điểm và mối tương quan giữa đặc điểm lâm sàng bệnh nhân đến mức độ nặng viêm phổi cộng đồng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện trên bệnh nhân tại Khoa Nhi – Bệnh viện Đại học Y Khoa Vinh bằng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang dựa trên hồi cứu hồ sơ bệnh án. Kết quả: Tỷ lệ mắc bệnh ở trẻ nam cao hơn nữ, nhóm tuổi càng nhỏ thì nguy cơ mắc viêm phổi cộng đồng càng cao. Một số triệu chứng thường gặp như ho, khó thở, khò khè, nghe ran ẩm ran rít, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi. WBC, CRP thường tăng và xuất hiện tổn thương trên hình ảnh X – quang. Một số nhiễm khuẩn hô hấp như viêm tai mũi họng kèm theo khi viêm phổi cộng đồng. Những yếu tố như nhóm tuổi 2 – 12 tháng tuổi, viêm amidan, phập phồng cánh mũi và rút lõm lồng ngực có liên quan đến viêm phổi nặng. Kết luận: Viêm phổi cộng đồng là nhiễm khuẩn thường xuất hiện ở trẻ em. Nghiên cứu đã khảo sát về một số đặc điểm chung và xây dựng mô hình dự đoán những yếu tố liên quan đến mức độ nặng viêm phổi ở trẻ em.

Abstract

Objectives: Community-acquired pneumonia is an acute bacterial infection of the lungs that causes damage to the lung parenchyma, accompanied by symptoms such as cough, difficulty breathing, wheezing, rapid breathing, chest retractions, or chest indrawing. Community-acquired bacterial pneumonia is one of the leading causes of illness and death in children worldwide. Research Objective: To investigate the characteristics and correlation between clinical features of patients and the severity of community-acquired pneumonia. Method: The study was conducted on patients at the Pediatrics Department – Vinh University of Medicine and Pharmacy Hospital using a cross-sectional descriptive method based on retrospective medical record reviews. Results: The disease incidence in male children was higher than in females, and the younger the age group, the higher the risk of developing community-acquired pneumonia. Some common symptoms include cough, difficulty breathing, wheezing, the presence of crackles and rales, chest indrawing, and nasal flaring. WBC and CRP levels tend to increase, and lung damage is often visible on X-ray images. Some respiratory infections, such as ear-nose-throat infections, often accompany community-acquired pneumonia. Factors such as the 2–12 month age group, tonsillitis, nasal flaring, and chest indrawing were associated with severe pneumonia. Conclusion: Community-acquired pneumonia is a common bacterial infection in children. The study examined several general characteristics and developed a predictive model for factors related to the severity of pneumonia in children.

Tài liệu tham khảo

[1] Bộ Y Tế, Quyết định về việc ban hành tài liệu chuyên môn“Hướng dẫn sử dụng kháng sinh", Quyết định số 7058/QĐ-BYT ngày 02/3/2015, 2015.

[2] Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Nhi khoa tập 1, Thành phố Hồ Chí Minh: Nxb Y học, tr 267- 268, 2006.

[3] Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, Giáo trình Nhi khoa tập 1. Thành phố Hồ Chí Minh: Nxb Y học, tr 163-164, 2020.

[4] M. V. Ba, "Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, căn nguyên vi sinh và kết quả điều trị viêm phổi trẻ em tại khoa nhi bệnh viện Bạch Mai," Khóa luận tốt nghiệp ngành Y Đa Khoa, 2020.

[5] P. T. Linh, "Phân tích tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi mắc phải cộng đồng cho trẻ em tại Khoa nhi Bệnh viện Đa khoa Hà Đông năm 2018," Luận văn tốt nghiệp Dược sỹ chuyên khoa 1, 2020.

[6] H. T. N. Thảo, "Nghiên cứu tình hình sử dụng kháng sinh điều trị trên trẻ em mắc viêm phổi tại Khoa Nhi - Bệnh viện Bạch Mai năm 2021," Khóa luận tốt nghiệp Dược sỹ Khoa Y Dược Đại học Quốc Gia Hà Nội, 2021.

[7] N. A. Vinh và M. T. L. Quyên, "Một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và yếu tố liên quan với mức độ viêm phổi ở trẻ em dưới 5 tuổi tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Hà Tĩnh," Tạp chí Y học Việt Nam, Số 533, 2024.

DOI: https://doi.org/10.51298/vmj.v533i2.7921

[8] M. D. Taylor et al., "Use of C-Reactive Protein and Ferritin Biomarkers in Daily Pediatric Practice,"
Pediatr Rev, vol 41 (4), p 172-183, Apr 2020.

DOI: https://doi.org/10.1542/pir.2018-0101

[9] D. J. Williams et al., "Association of white blood cell count and C-Reactive protein with outcomes in children hospitalized for community-acquired pneumonia," vol 34(7), p 792-793, 2015.

DOI: https://doi.org/10.1097/INF.0000000000000724

[10] United Nations International Children's Emergency Fund, "Pneumonia," Retrieved 01, 03, 2024 2023. [Online]. Available: https://data.unicef.org/topic/child-health/pneumonia/.

Tải xuống

Số lượt xem: 10
Tải xuống: 0

Đã xuất bản

24.09.2024

Cách trích dẫn

[1]
M. Nguyễn Điện, C. Hoàng Thị, và N. Nguyễn Thị Cẩm, “Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng liên quan đến viêm phổi tại Bệnh viện Đại học Y Khoa Vinh”, HIUJS, vol 31, tr 45–52, tháng 9 2024.

Số

Chuyên mục

Y HỌC