Thực trạng đào tạo, nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn đáp ứng yêu cầu của địa phương Nam Bộ, hội nhập quốc tế

Các tác giả

  • Nguyễn Văn Kha Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng

Từ khóa:

khoa học xã hội và nhân văn, chấn hưng, xã hội hóa, WoS/Scopus

Tóm tắt

Bài viết khảo sát thực trạng đào tạo, nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn dựa trên những số liệu thống kê đi đến kết luận và giải pháp:1. Thực trạng đào tạo khoa học xã học xã hội và nhân văn sa sút trong dạy học môn Lịch sử ở trường phổ thông, ở đại học ngành Việt Nam học ít người học, hoặc đào tạo không đúng mã ngành. Trong nghiên cứu, các công trình nghiên cứu công bố quốc tế trên tạp chí có uy tín khoa học và chỉ số ảnh hưởng cao chiếm tỉ lệ thấp, chưa có một nhà nghiên cứu có tầm cỡ quốc tế. 2. Sự sa sút chất lượng trong đào tạo, tụt hậu trong nghiên cứu khoa học xã học xã hội và nhân văn đã dẫn đến sự khuyết hãm về tri thức khoa học xã hội và nhân văn của thế hệ trẻ được đào tạo trong nhà trường, hạn chế việc quảng bá hình ảnh văn hóa Việt Nam trên thế giới.3. Nhà nước và chính quyền địa phương cần có chính sách mang tính đột phá để “chấn hưng giảng dạy” môn Lịch sử, “xã hội hóa” môn Ngữ Văn trong nhà trường phổ thông, khuyến khích việc nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn.

Tải xuống

Số lượt xem: 47
Tải xuống: 79

Đã xuất bản

24.12.2022

Cách trích dẫn

[1]
N. V. Kha, “Thực trạng đào tạo, nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn đáp ứng yêu cầu của địa phương Nam Bộ, hội nhập quốc tế”, HIUJS, số p.h ĐẶC BIỆT, tr 625–632, tháng 12 2022.

Số

Chuyên mục

KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN