Thiên Y A Na và yếu tố nhân hòa trên xứ trầm hương

Các tác giả

  • Nguyễn Thị Bích Hòa Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng
DOI: https://doi.org/10.59294/HIUJS.23.2023.346

Từ khóa:

Thiên Y A Na, Thánh mẫu, nhân hòa, Khánh Hòa, Pô Inư Nagar, Chăm

Tóm tắt

Tư tưởng nhân hòa bao hàm nội dung con người cần sống hòa hợp với tự nhiên và dung hòa trong các mối quan hệ xã hội để cùng tồn tại và phát triển. Văn hóa cộng cư dung hòa của người Việt đã giúp kết nối, giao thoa và tiếp biến văn hóa giữa hai tộc người Việt - Chăm. Có thể nói, văn hóa dung hòa Việt tộc và sự tương đồng trong yếu tố Mẫu, đã biến nữ thần Pô Inư Nagar, Bà mẹ Chăm trở thành Thiên Y A Na, Thánh Mẫu Việt khi người Việt đến sinh sống ở Khánh Hòa. Và ngược lại, chính niềm tin và sức sống mãnh liệt trong tín ngưỡng thờ Thiên Y A Na của người Việt ở Nam Trung Bộ đã góp phần thúc đẩy yếu tố nhân hòa, làm cho nó sâu sắc hơn trên đất Khánh Hòa.

Abstract

The thought of human harmony includes the content that human beings need to live in harmony with nature and in social relationships to survive and mutually develop. The Vietnamese culture of harmonious community has promoted the cultural conection and interference between the two peoples of Vietnam and Cham. It can be said that the Vietnamese people's culture of harmony, and the similarity in the beliefs of mother worship, have turned the goddess Po Inu Nagar, the Cham Mother, into Thien Y A Na, the Vietnamese Holy Mother when the Vietnamese came to live in Khanh Hoa. And conversely, the very intense vitality of the beliefs of Thien Y An Na worship among the Vietnamese in the South Central part has contributed to promoting the factor of human harmony, making it more profound in Khanh Hoa.

Tài liệu tham khảo

[1] Quách Tấn, Xứ Trầm Hương, Nha Trang 1969. Khánh Hòa: Nxb Tổng Hợp Khánh Hoà, 1992.

[2] Herbert Blumer, Symbolic Interactionism - Perspective and Method, University of California Press, © 1969 by Prentice-Hall, Inc., Englewood Cliffs, New Jersey.

[3] Mikhail Epstein & Ellen E. Berry, “Chapter 2: Collective Improvisation and Transcultural Consciousness”, Transcultural Experiments; Russian and American Models of Creative Communication, ‎ Palgrave Macmillan; 1st edition 1999.

[4] Lý Minh Tuấn, Vận dụng chữ Hòa trong đời sống, trong Triết lý Chữ Hòa trong Nho Giáo, Nxb Đông Phương, 2011.

[5] Đinh Thị Trang, “Thiên Y Ana và Sự tiếp giao văn hóa tại các miếu thờ trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn”, Tạp chí Non Nước, số 256; tháng 06/2019.

[6] Trí Bửu, “Thánh Mẫu Thiên Y A Na - Bà Mẹ Xứ Sở”; 02/04/2014. [Trực tuyến]. Địa chỉ: https://phatgiao.org.vn/thanh-mau-thien-y-a-na-ba-me-xu-so-d14037.html. [Truy cập 11/05/2023].

Tải xuống

Số lượt xem: 199
Tải xuống: 185

Đã xuất bản

24.05.2023

Cách trích dẫn

[1]
N. T. B. H. Nguyễn Thị Bích Hòa, “Thiên Y A Na và yếu tố nhân hòa trên xứ trầm hương”, HIUJS, vol 23, tr 103–108, tháng 5 2023.

Số

Chuyên mục

KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN