Văn học dịch Việt Nam tại Nhật Bản từ góc nhìn diễn ngôn

Các tác giả

  • Lê Thị Thanh Tâm
DOI: https://doi.org/10.59294/HIUJS.23.2023.340

Từ khóa:

Văn học dịch, lý thuyết diễn ngôn, hiện tượng học, cảm nghiệm hòa bình, bi kịch nhận thức

Tóm tắt

Văn học dịch Việt Nam tại Nhật Bản là chủ đề có giá trị trong nghiên cứu ngữ văn nói riêng, nghiên cứu khu vực học, Việt Nam học nói chung. Bài viết “Văn học dịch Việt Nam tại Nhật Bản từ góc nhìn diễn ngôn” được thiết kế dựa trên lý thuyết diễn ngôn và phê bình theo hướng hiện tượng học. Theo đó, chúng tôi tập trung mô tả và thông diễn hai đặc điểm về mặt diễn ngôn được thể hiện qua phương thức tiếp nhận của người Nhật trong chọn lựa và tuyển dịch tác phẩm văn học Việt Nam đương đại bao gồm: diễn ngôn “cảm nghiệm hòa bình từ tận cùng đau xót” và diễn ngôn về “bi kịch nhận thức”. Hai đặc điểm diễn ngôn này được phân tích thông qua một số tác giả, tác phẩm văn học Việt Nam tiêu biểu mà người Nhật đã đón nhận và chuyển dịch theo thị hiếu thẩm mỹ, nhận thức văn học và quan điểm chính trị - xã hội đặc thù.

Abstract

Vietnamese translated literature in Japan is the valuable topic in philology research in particular, regional studies and Vietnamese studies in general. The article "Vietnamese translated literature in Japan from a discursive perspective" is designed based on discourse theory and phenomenological criticism. Accordingly, the paper focuses on describing and interpreting two features of discourse expressed through the method of reception by the Japanese in selecting and translating contemporary Vietnamese literary works, including: “experience of peace from the depths of grief” and discourse on “perceived tragedy”. These two features of discourse are analyzed through some of typical Vietnamese authors and literary works that the Japanese have received and translated according to their aesthetic tastes, literary approach and socio-political views.

Tài liệu tham khảo

[1] Lê Thị Thanh Tâm, “Văn học dịch Việt Nam trong bối cảnh ngành Việt học Nhật Bản”, Tạp chí Nghiên cứu văn học, 9, 63-71, 2019.

[2] Đoàn Lê Giang, “Nghiên cứu và giới thiệu văn học Việt Nam ở Nhật Bản, Kỷ yếu Hội thao Quốc tế Việt Nam học lần thứ 4, trang 31-47, 2018.

[3] Kawaguchi Kenichi, Văn học Việt Nam ở Nhật Bản, Đoàn Lê Giang dịch trong Bình luận văn học, niên giám 2011, Nxb. Văn hóa Sài Gòn, 2011.

[4] Ishikawa Bunyo, Mekon no rakujitsu (Hoàng hôn Mekong), 1995.

[5] Nhiều tác giả, Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc - Góc nhìn báo chí, An Nhiên dịch, NXB Thông tin và Truyền thông, Hà Nội, 2019.

[6] Higashi Mineo, Child of Okinawa, Bungei Shunju, 1972.

[7]Tanaka Aki, Một cách nhìn mới về Băn khoăn của Khái Hưng, http://www.vanhoanghean.com.vn
/component/k2/111-goc-nhin-van-hoa-2/13739-mot-cach-nhin-moi-ve-ban-khoan-cua-khai-hung, Truy cập 25/3/2021.

[8] Bảo Ninh, Nỗi buồn chiến tranh, Nxb Hội Nhà văn, 1990.

[9] Lê Lựu, Thời xa vắng, Nxb Hội Nhà văn, 1986.

Tải xuống

Số lượt xem: 48
Tải xuống: 39

Đã xuất bản

24.05.2023

Cách trích dẫn

[1]
L. T. T. T. Lê Thị Thanh Tâm, “Văn học dịch Việt Nam tại Nhật Bản từ góc nhìn diễn ngôn”, HIUJS, vol 23, tr 65–70, tháng 5 2023.

Số

Chuyên mục

KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN