Tạp Chí Khoa Học Trường Đại Học Quốc Tế Hồng Bàng https://tapchikhoahochongbang.vn/js <div>Tạp chí Khoa học Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng (tên tiếng Anh: Hong Bang International University Journal of Science - HIUJS) được xuất bản bởi Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng theo giấy phép xuất bản báo chí in số 429/GP-BTTTT ngày 23/08/2022. Đồng thời, Tạp chí cũng được Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ đồng ý cấp mã chuẩn quốc tế ISSN <a href="https://portal.issn.org/resource/ISSN/2615-9686">2615-9686</a>.</div> <div>Tạp chí Khoa học Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng là Tạp chí có trong danh mục được tính điểm của <strong>HĐGSNN:</strong></div> <div><strong>1. Lĩnh vực Kinh tế: 0.25 điểm</strong></div> <div><strong>2. Lĩnh vực Dược: 0.25 điểm</strong><br /> <p>Tạp chí xuất bản định kỳ các ấn phẩm khoa học dưới mô hình truy cập mở hoàn toàn (Fully Open-Acesss) với tần suất 08 số/năm. Trong đó, các số tiếng Việt sẽ được xuất bản vào tháng 1, 3, 5, 7, 9, 11. Các số tiếng Anh được xuất bản vào tháng 6 và tháng 12.</p> <p>HIUJS xuất bản các bài báo tổng quan (Literature review), nghiên cứu (Original research), thông tin (Communication) ở các lĩnh vực:</p> </div> <p>- Khoa học Sức khỏe</p> <p>- Khoa học Kinh tế và Quản lý</p> <p>- Khoa học Xã hội và Nhân văn</p> <p>- Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ</p> <p><strong>DOI prefix</strong>: <span data-sheets-value="{&quot;1&quot;:3,&quot;3&quot;:10.59294}" data-sheets-userformat="{&quot;2&quot;:14851,&quot;3&quot;:{&quot;1&quot;:0},&quot;4&quot;:{&quot;1&quot;:2,&quot;2&quot;:16777215},&quot;12&quot;:0,&quot;14&quot;:{&quot;1&quot;:2,&quot;2&quot;:2829871},&quot;15&quot;:&quot;\&quot;Lucida Grande\&quot;, Verdana, Arial, sans-serif&quot;,&quot;16&quot;:9}">10.59294</span></p> <p><strong>Công cụ kiểm tra trùng lặp</strong>: Ithenticate</p> <p><strong>Quy trình phản biện</strong></p> <p>Các bản thảo nào thuộc phạm vi xuất bản và đáp ứng được các yêu cầu của thể lệ viết bài sẽ được đánh giá thông qua quy trình phản biện kín hai chiều (double blinded peer-review) bởi ít nhất 02 (hai) chuyên gia độc lập trong lĩnh vực tương ứng. Thành viên ban biên tập phụ trách sẽ đưa ra quyết định trước khi Tổng biên tập ra kết luận cuối cùng.</p> <p><strong>Đạo đức nghiên cứu</strong></p> <p>Việc xuất bản một bài báo trên một tạp chí được phản biện là một nền tảng thiết yếu trong việc phát triển một mạng lưới kiến thức rộng lớn. Nó phản ánh trực tiếp chất lượng công việc của các tác giả và các cơ sở hỗ trợ họ. Các bài báo được đều được phản biện đánh giá theo quy trình chặt chẽ và khoa học. Do đó, điều quan trọng là phải thống nhất và đảm bảo các tiêu chuẩn về hành vi đạo đức cho tất cả các bên liên quan đến hoạt động xuất bản: tác giả, người biên tập tạp chí, người bình duyệt, nhà xuất bản và cộng đồng của các tạp chí do xã hội sở hữu hoặc tài trợ.</p> <p><strong>Cam kết bảo mật</strong></p> <p>Các thông tin mà người dùng nhập vào các biểu mẫu trên Hệ thống Quản lý xuất bản trực tuyến của HIUJS chỉ được sử dụng vào các mục đích thuộc phạm vi xuất bản của tạp chí và sẽ không được cung cấp cho bất kỳ bên thứ ba nào khác, hay dùng vào bất kỳ mục đích nào khác.</p> <p><strong>Chỉ mục</strong>: Google Scholar, Vietnam Citation Gateway.</p> vi-VN hiujournal@tapchikhoahochongbang.vn (TÒA SOẠN TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG) hiujournal@tapchikhoahochongbang.vn (TÒA SOẠN TẠP CHÍ KHOA HỌC) Tue, 24 Sep 2024 00:00:00 +0700 OJS 3.3.0.14 http://blogs.law.harvard.edu/tech/rss 60 Nghiên cứu mô tả hình thái và xác định mã vạch ADN loài Bọ mắm tím https://tapchikhoahochongbang.vn/js/article/view/694 <p>Hiệu quả điều trị của dược liệu yêu cầu đúng về chất lượng, đúng về chủng loại nhằm tránh nhầm lẫn và đảm bảo sức khỏe người dùng. Vì vậy, xác định đúng loài cây thuốc là một trong những yếu tố quan trọng trong sử dụng, trong nghiên cứu và bảo tồn. Ở Việt Nam, chi Pouzolzia được công bố có 6 loài, tuy nhiên gần đây phát hiện thêm một số loài được cho là thuộc chi này. Bằng phương pháp phân tích hình thái và xác định mã vạch ADN, nghiên cứu này mô tả các đặc điểm về hình thái và cung cấp thêm thông tin về mã vạch ADN của loài Bọ mắm tím làm cơ sở phục vụ đối chiếu với các loài khác trong chi Pouzolzia được phát hiện tại Việt Nam. Đồng thời, kết quả nghiên cứu góp phần hạn chế sự nhầm lẫn trong khai thác và sử dụng các loài thuộc chi này.</p> Lê Đức Thanh, Lê Văn Minh Bản quyền (c) 2024 https://tapchikhoahochongbang.vn/js/article/view/694 Wed, 24 Jul 2024 00:00:00 +0700 Đặc điểm hình thái và thông tin di truyền ITS của cây Distichochlamys rubrostriata W.J.Kress & Rehse, họ gừng (zingiberaceae) https://tapchikhoahochongbang.vn/js/article/view/884 <p>Thân rễ Distichochlamys rubrostriata W.J.Kress &amp; Rehse giàu tinh dầu với các thành phần quan trọng như cineole và citral. Tuy nhiên, những công bố về mặt thực vật và phân tử của loài này vẫn còn rất hạn chế. Nghiên cứu này nhằm khảo sát đặc điểm hình thái và trình tự DNA vùng gen ITS của loài D. rubrostriata được thu thập từ tỉnh Lâm Đồng. Mẫu nghiên cứu có đặc điểm hình thái đặc trưng: Thân rễ có màu tím hồng, mùi thơm, vị cay nhẹ. Cụm hoa có màu đỏ thẫm dạng chùm ngắn mang các xim co, mọc từ giữa các bẹ lá. Lá bắc hình bầu dục, màu đỏ nâu, xếp khít nhau trên trục hoa. Cánh môi lớn hình trứng ngược, màu vàng, xẻ 1/3 ở đỉnh; 2 cánh bên màu vàng với gốc có sọc đỏ thẫm; 1 nhị với chung đới kéo dài thành phiến hình tam giác màu vàng mang nhiều lông trắng, hạt phấn hình cầu. Phân tích trình tự vùng gen ITS và đối chiếu với dữ liệu trên GenBank cho thấy mức độ tương đồng 100% với trình tự loài Distichochlamys rubrostriata đã được công bố. Kết quả nghiên cứu này cung cấp đầy đủ dữ liệu hình thái thực vật, thông tin di truyền, góp phần định danh loài D. rubrostriata tại Việt Nam.</p> Huỳnh Trúc Ngân, Nguyễn Thị Ngọc Hương, Vũ Thanh Thảo, Đặng Minh Nguyệt, Huỳnh Thị Thanh Nhàn, Cao Ngọc Giang Bản quyền (c) 2024 https://tapchikhoahochongbang.vn/js/article/view/884 Tue, 24 Sep 2024 00:00:00 +0700 Tác dụng tăng lực và tăng cường miễn dịch của Sâm Lai Châu (Panax vietnamensis var. fuscidiscus) https://tapchikhoahochongbang.vn/js/article/view/788 <p>Đặt vấn đề: Đánh giá hoạt tính sinh học của dược liệu là cần thiết và hữu ích nhằm tìm ra nguồn dược liệu tự nhiên có tác dụng bồi bổ sức khỏe cũng như hỗ trợ điều trị tăng cường miễn dịch. Mục tiêu: Nghiên cứu tiến hành đánh giá tác dụng tăng lực và tăng cường miễn dịch của Sâm Lai Châu (Panax vietnamensis var. fuscidiscus). Phương pháp: Nghiên cứu đánh giá tác dụng tăng lực trên thử nghiệm chuột bơi kiệt sức của Brekhman và tác dụng tăng cường miễn dịch trên mô hình gây suy giảm miễn dịch bằng cyclophosphamid của cao chiết cồn 70% từ Sâm Lai Châu (Panax vietnamensis var. fuscidiscus) (SLC). Kết quả: Cao chiết cồn 70% từ Sâm Lai Châu (Panax vietnamensis var. fuscidiscus) làm tăng thời gian bơi của chuột thể hiện tác dụng tăng lực- phục hồi sức. SLC giúp tăng khả năng thực bào, tăng trọng lượng tương đối tuyến ức- tuyến thượng thận, số lượng tổng bạch cầu và tăng cường đáp ứng miễn dịch tế bào trên chuột bị gây suy giảm miễn dịch bằng cyclophosphamid. Kết luận: SLC có tác dụng tăng lực và tăng cường miễn dịch trên thực nghiệm, cho thấy tiềm năng ứng dụng trong việc nâng cao sức đề kháng của cơ thể trước các bệnh nhiễm.</p> Trần Bá Luân, Tô Trung Kiên, Ngô Quỳnh Như, Trương Quang Đạt, Lê Văn Minh, Nguyễn Hoàng Minh Bản quyền (c) 2024 https://tapchikhoahochongbang.vn/js/article/view/788 Tue, 24 Sep 2024 00:00:00 +0700 Điều chế và tiêu chuẩn hóa cao cỏ mần trầu Eleusine indica (L.) Gaertn https://tapchikhoahochongbang.vn/js/article/view/885 <p>Đặt vấn đề: Trong vòng hai thập kỷ gần đây, xu hướng quay lại sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược để phòng và trị bệnh trở nên phổ biến. Việc bào chế sản phẩm trung gian như cao đặc, cao khô hoặc bột dược liệu đang dần được quan tâm nhiều hơn giúp cho việc đa dạng chế phẩm từ dược liệu. Bên cạnh đó, nhóm hợp chất flavonoid trong dược liệu cỏ mần trầu (Eleusine indica L.) có hoạt tính thanh nhiệt, kháng khuẩn, kháng nấm, bảo vệ gan,… Vì vậy, việc điều chế và tiêu chuẩn hóa cao đặc cỏ mần trầu là cần thiết. Mục tiêu: Điều chế và tiêu chuẩn hóa cao đặc cỏ mần trầu Eleusine indica (L.) Gaertn., họ lúa (Poaceae). Đối tượng và phương pháp: cỏ mần trầu toàn thân trên mặt đất, thăm dò điều kiện chiết xuất và điều chế cao đặc cỏ mần trầu đạt hiệu suất tối ưu. Kết quả: Xây dựng và thẩm định được quy trình định lượng flavonoid toàn phần (theo vitexin) bằng phương pháp quang phổ UV – Vis. Xây dựng được quy trình điều chế và một số tiêu chuẩn cơ sở cao đặc cỏ mần trầu. Kết luận: Xây dựng tiêu chuẩn chất lượng cao đặc cỏ mần trầu, góp phần kiểm soát tốt chất lượng nguồn nguyên liệu đưa vào sản xuất các dạng bào chế.</p> Nguyễn Ngọc Vân Anh, Cát Huy Khôi, Trương Thuý Huỳnh, Trịnh Như Ngọc, Nguyễn Mai Pha, Nguyễn Thị Mai Bản quyền (c) 2024 https://tapchikhoahochongbang.vn/js/article/view/885 Tue, 24 Sep 2024 00:00:00 +0700 Tác dụng kháng viêm của cao chiết ethanol và tinh dầu từ lá Húng quế (Ocimum basilicum L., Họ Lamiaceae) https://tapchikhoahochongbang.vn/js/article/view/857 <p>Đặt vấn đề: Tinh dầu Húng quế (Ocimum basilicum L.) đã được chứng minh có tác dụng kháng viêm. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu về tác dụng này của cao toàn phần từ Húng quế. Mục tiêu: Xác định hàm lượng polyphenol tổng, flavonoid toàn phần, thành phần tinh dầu và tác dụng kháng viêm của các cao chiết ethanol 45%, 96% và tinh dầu từ lá Húng quế. Đối tượng và phương pháp: Định lượng polyphenol tổng, flavonoid toàn phần trong các cao chiết bằng phương pháp Folin-Ciocalteu và phương pháp tạo màu với AlCl3, tương ứng. Phân tích thành phần tinh dầu bằng GC-MS. Mô hình gây viêm bàn chân chuột bằng carrageenan được áp dụng để khảo sát tác dụng kháng viêm của các cao chiết và tinh dầu. Kết quả: Cao chiết ethanol 45% có hàm lượng polyphenol tổng, flavonoid toàn phần cao hơn cao chiết ethanol 96%. Thành phần chính (&gt;3%) của tinh dầu gồm: Estragol, linalool, β-ocimen, tau-cadinol, α-bergamoten, eucalyptol và methyleugenol. Cao chiết ethanol 96% (480 mg/kg) và tinh dầu (0.07 mL/kg) uống liều lập lại trong 5 ngày thể hiện tác dụng kháng viêm điển hình hơn cao chiết ethanol 45%. Mức độ giảm viêm của cao chiết ethanol 96% và tinh dầu điển hình hơn celecoxib ở thời điểm 24 giờ sau khi gây viêm. Kết luận: Nghiên cứu cung cấp chứng cứ cho tiềm năng ứng dụng cao chiết ethanol 96% từ cây Húng quế theo hướng kháng viêm.</p> Cao Đình Khôi, Trần Hoàn Khả Hân, Nguyễn Mai Linh, Nguyễn Thị Thu Hương Bản quyền (c) 2024 https://tapchikhoahochongbang.vn/js/article/view/857 Tue, 24 Sep 2024 00:00:00 +0700 Đánh giá khả năng ức chế enzyme tyrosinase, collagenase và kháng khuẩn của các cao chiết từ lá sài đất ba thùy (Wedelia trilobata L.) https://tapchikhoahochongbang.vn/js/article/view/765 <p>Đặt vấn đề: Rối loạn sắc tố da, lão hóa da và tình trạng kháng kháng sinh của vi khuẩn là những vấn đề nghiêm trọng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và y học. Vì vậy, việc tìm ra hợp chất có nguồn gốc từ thực vật có khả năng ức chế các enzyme tyrosinase, collagenase và kháng khuẩn an toàn hiệu quả đang nhận được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trên thế giới. Mục tiêu: Xác định khả năng ức chế các enzyme tyrosinase, collagenase và kháng khuẩn của các cao chiết từ lá sài đất ba thùy. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Lá sài đất ba thùy (Wedelia trilobata) được trồng tại tỉnh Long An (Việt Nam), được thu hái, phơi khô, xay thành bột, tiến hành chiết xuất và xác định hoạt tính ức chế các enzyme gây lão hóa da như tyrosinase, collagenase và kháng khuẩn của cao chiết. Hoạt tính ức chế tyrosinase và collagenase được thực hiện theo phương pháp đo độ hấp thu OD, khả năng ức chế vi khuẩn theo phương pháp khuếch tán giếng thạch, phương pháp pha loãng thạch. Kết quả: Hiệu quả ức chế tyrosinase cao nhất ở cao phân đoạn CF với giá trị IC50 là 6,9 μg/mL và hiệu quả ức chế collagenase thấp nhất là ở cao phân đoạn HE với giá trị IC50 là 797.64 μg/mL. Khả năng kháng khuẩn cao nhất là ở cao HE (có đường kính vùng ức chế lớn nhất) và giá trị MIC của cao HE là 625 μg/mL (đối với chủng Sta. aureus) và 9.7 μg/mL (đối với B. subtilis). Các cao chiết của sài đất ba thùy đều không ức chế vi khuẩn Gram âm. Kết luận: Cao chiết lá sài đất ba thùy có khả năng ức chế enzyme tyrosinase, collagenase và kháng các vi khuẩn Gram dương nên có thể ứng dụng hỗ trợ điều trị kháng khuẩn và lão hóa da trên da.</p> Nguyễn Thị Mai Hương, Mai Thành Chung, Phạm Thị Thúy My, Trương Đặng Hoài My, Bùi Thanh Phong Bản quyền (c) 2024 https://tapchikhoahochongbang.vn/js/article/view/765 Tue, 24 Sep 2024 00:00:00 +0700 Ảnh hưởng của việc bào chế Táo nhân (Semen Ziziphi Mauritianae) lên tác dụng an thần của vị thuốc trên thực nghiệm https://tapchikhoahochongbang.vn/js/article/view/760 <p>Đặt vấn đề: Táo nhân (Semen Ziziphi mauritianae) có tác dụng dưỡng can, ninh tâm, an thần, liễm hãn, sinh tân. Hiện nay, hai phương pháp bào chế táo nhân được Bộ Y tế hướng dẫn là táo nhân sao đen và táo nhân sao (gọi là sao vàng). Nghiên cứu này giúp làm sáng tỏ ảnh hưởng của việc bào chế đến tác dụng an thần của táo nhân, cung cấp cơ sở cho việc sử dụng táo nhân trên lâm sàng. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá ảnh hưởng của phương pháp bào chế đến tác dụng an thần của táo nhân. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tác dụng an thần của các dạng bào chế táo nhân trên chuột được đánh giá bằng mô hình sáng tối, chữ thập nâng cao và rotarod. Kết quả: Táo nhân sao đen, liều uống 3.6 g dược liệu/kg, thể hiện tác dụng an thần trên mô hình hai ngăn sáng tối, chữ thập nâng cao và rotarod. Táo nhân sống hoặc sao vàng không thể hiện tác dụng an thần trên 3 mô hình này. Kết luận: Phương pháp bào chế có ảnh hưởng đáng kể đến tác dụng an thần của táo nhân.</p> Vũ Thị Hiệp, Nguyễn Thị Phương Thùy Bản quyền (c) 2024 https://tapchikhoahochongbang.vn/js/article/view/760 Tue, 24 Sep 2024 00:00:00 +0700 Xây dựng quy trình định lượng ketoconazol trong phức hợp ketoconazol-hydroxypropyl-β-cyclodextrin bằng phổ UV-Vis https://tapchikhoahochongbang.vn/js/article/view/758 <p>Đặt vấn đề: Để phù hợp với định lượng ketoconazol (KTZ) trong phức bao, tiến hành xây dựng quy trình định lượng KTZ bằng phổ UV-Vis. Vật liệu và phương pháp: KTZ chuẩn, phức bao KTZ-HPβCD. Xây dựng và thẩm định quy trình định lượng KTZ trong phức bao KTZ-HPβCD bằng phương pháp đo phổ UV-Vis. Kết quả: Quy trình định lượng đạt tính tương thích hệ thống RSD (%) = 0.098 2%, giới hạn phát hiện (LOD): 0.6389 g/mL, giới hạn định lượng (LOQ): 1.936 g/mL, độ chính xác RSD = 0.593 &lt; 2%, độ đúng nằm trong khoảng 95-105%. Kết luận: Phương pháp đo phổ hấp thụ UV-Vis phù hợp để định lượng KTZ trong phức bao KTZ-HPβCD.</p> Phùng Đức Truyền, Nguyễn Thị Hưởng, Trần Thanh Thảo Bản quyền (c) 2024 https://tapchikhoahochongbang.vn/js/article/view/758 Tue, 24 Sep 2024 00:00:00 +0700 Bào chế viên nén rã nhanh tadalafil 5 mg https://tapchikhoahochongbang.vn/js/article/view/829 <p>Năm 2007, tadalafil dùng điều trị tăng huyết áp trên động mạch phổi ở trẻ em (PAH) . Việt Nam chưa có dạng điều chế viên nén rã nhanh (ODT) chứa tadalafil. Nghiên cứu công thức viên nén rã nhanh chứa tadalafil 5 mg đạt tiêu chuẩn cơ sở. Viên nén ODT được điều chế bằng phương pháp dập thẳng (cỡ lô 200 viên). Nghiên cứu ảnh hưởng của thành phần tá dược và tỷ lệ của chúng đến độ rã, thời gian thấm ướt và độ hòa tan ở môi trường pH 6.8, và xây dựng tiêu chuẩn cơ sở cho chế phẩm. Tiếp theo, điều chế 2 lô nghiên cứu (cỡ lô 1000 viên) viên nén ODT có công thức gồm phức chất tadalafil với β-cyclodextrin (27.1%), crospovidon (3%), magnesium stearat (2%), sodium stearyl fumarat (2%), sodium saccharin (0.5%) và manitol dập thẳng vừa đủ 100%. Viên nén có độ cứng (50 N), độ mài mòn (0.4%), độ rã (25.28 giây), độ hòa tan sau 10 phút trong sodium lauryl sulfat 0.5% là 66.05%. Tóm lại, viên nén rã nhanh tadalafil 5 mg đã được nghiên cứu thành công trên quy mô phòng thí nghiệm, có triển vọng tối ưu công thức, và theo dõi nghiên cứu độ ổn định chế phẩm.</p> Nguyễn Hữu Phúc, Nguyễn Thị Mai, Phạm Hoàng Linh, Lê Quốc Việt Bản quyền (c) 2024 https://tapchikhoahochongbang.vn/js/article/view/829 Tue, 24 Sep 2024 00:00:00 +0700 Phân tích sử dụng kháng sinh điều trị viêm phổi cộng đồng nội trú tại Bệnh viện Nhi đồng Thành phố https://tapchikhoahochongbang.vn/js/article/view/886 <p>Đặt vấn đề: Viêm phổi mắc phải tại cộng đồng (CAP) là một trong những bệnh nhiễm trùng phổ biến và nguyên nhân hàng đầu gây nhập viện ở trẻ em. Mục tiêu: Nghiên cứu này nhằm đánh giá việc kê đơn kháng sinh điều trị CAP nội trú ở bệnh nhi. Phương pháp: Nghiên cứu này sử dụng phương pháp hồi cứu mô tả cắt ngang dựa trên hồ sơ bệnh án. Kết quả: Phần lớn các bệnh nhi CAP thể hiện triệu chứng sốt (47.6%), ho (79.0%), thở co lõm ngực (64.5%), rale phổi (73.4%) và thở nhanh (37.1%). Chỉ định cấy vi sinh được thực hiện ở mức trung bình (49.2%) với tỷ lệ đề kháng kháng sinh ở mức thấp (5.4%). Phần lớn bệnh nhi CAP (58.9%) thể hiện tổn thương qua X-quang phổi. Các kháng sinh chủ yếu thường sử dụng trong điều trị CAP ban đầu là nhóm cephalosporin thế hệ 3 chiếm hơn 90% chỉ định bao gồm Cefotaxim (76.6%) và Ceftriaxon (13.7%). Ngoài ra, các dạng phối hợp chủ yếu trong điều trị ban đầu CAP nội trú là Cefotaxim/ Ceftriaxon với Azithromycin. Sử dụng hợp lí kháng sinh ở bệnh nhi trong điều trị CAP được tìm thấy ở mức cao (92.7% cho điều trị ban đầu; &gt;95% cho các lần đổi kháng sinh). Phần lớn các bệnh nhi điều trị CAP nội trú với thời gian nhỏ hơn 14 ngày (96.8%). Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố thể hiện mối liên quan (p &lt; 0.05) với sự hợp lí trong kê đơn kháng sinh điều trị CAP nội trú bao gồm: giới tính, khoa điều trị, nhóm tuổi, chỉ số SpO2, chỉ số CRP và cấy vi sinh. Kết luận: Cephalosporin thế hệ thứ ba là loại kháng sinh được sử dụng phổ biến nhất. Thuốc kháng sinh được kê đơn tuân thủ tốt các hướng dẫn điều trị. Kết quả điều trị CAP bằng kháng sinh cho thấy đáp ứng tốt với tỷ lệ đỡ (63.7%) và khỏi bệnh (36.3%) sau khi xuất viện.</p> Nguyễn Xuân Tiến, Lê Thị Tường Vi, Lê Thanh Chi, Phạm Cảnh Em Bản quyền (c) 2024 https://tapchikhoahochongbang.vn/js/article/view/886 Tue, 24 Sep 2024 00:00:00 +0700 Phân tích tình hình sử dụng thuốc điều trị hen phế quản nội trú tại Bệnh viện Nhi đồng Thành phố https://tapchikhoahochongbang.vn/js/article/view/887 <p>Đặt vấn đề: Hen suyễn là một bệnh mãn tính phổ biến ở trẻ em và thanh thiếu niên hơn người lớn, đặc biệt là do bệnh khởi phát sớm và các triệu chứng đa dạng. Ngoài ra, hen suyễn cũng là nguyên nhân hàng đầu gây gánh nặng bệnh tật ở trẻ em. Mục tiêu: Nghiên cứu này nhằm đánh giá tình hình sử dụng thuốc trong hồ sơ bệnh án điều trị hen phế quản nội trú ở trẻ em. Phương pháp: Nghiên cứu này sử dụng phương pháp hồi cứu mô tả cắt ngang dựa trên 165 hồ sơ bệnh án. Kết quả: Bệnh nhi có tiền sử hen và điều trị hen trước khi nhập viện được ghi nhận tỷ lệ cao lần lượt là 39.4% và 36.4%. Phần lớn bệnh nhi còn tỉnh táo, có mức độ hen trung bình và được chỉ định các xét nghiệm chẩn đoán như SpO2, X - quang ngực, CRP và bạch cầu. Các triệu chứng như tức ngực, khò khè, khó thở và ho chiếm tỷ lệ lớn hơn 70%. Các loại thuốc chính thường sử dụng trong điều trị cắt cơn bao gồm đơn trị SABA và phối hợp SABA+Ipratropium (SABA+IP). Ngoài ra, liệu pháp phối hợp SABA+IP/SABA + ICS (budesonid) + corticosteroid (PO/IV) được sử dụng phổ biến trong điều trị duy trì với tỷ lệ 63.6%. Trong khi đó, bệnh nhi thường được kê đơn pMDI-FLU (39.4%) để dự phòng hen. Tỷ lệ sử dụng kháng sinh trong điều trị hen nội trú cao (60.6%) với các thuốc phổ biến như cefotaxim (36.4%) và amoxicillin/ acid clavulanic (18.2%) do tình trạng viêm thường xảy ra ở trẻ hen. Đặc biệt, tất cả bệnh nhi đều được kê đơn thuốc điều trị hen hợp lý về mức độ, liều và khoảng cách liều với kết quả điều trị tốt (đỡ - 87.9% và khỏi bệnh - 12.1%) và tỷ lệ tái nhập viện (&lt;5 ngày) thấp (9.1%). Hơn nữa, một số yếu tố thể hiện mối liên quan với kết quả điều trị hen bao gồm giới tính, nhóm tuổi, thừa cân, mức độ hen, số ngày hỗ trợ oxy, rale ẩm, cắt cơn và bậc hen. Kết luận: SABA, kháng sinh và corticosteroid là những thuốc được sử dụng phổ biến nhất trong điều trị cắt cơn, duy trì và dự phòng ở bệnh nhi hen phế quản nội trú. Sau khi xuất viện, cần đánh giá toàn diện việc kiểm soát hen ở bệnh nhi có mức độ từ trung bình đến nặng.</p> Nguyễn Thị Ngọc Yến, Nguyễn Xuân Tiến, Lê Thị Tường Vi, Lê Thanh Chi, Phạm Cảnh Em Bản quyền (c) 2024 https://tapchikhoahochongbang.vn/js/article/view/887 Tue, 24 Sep 2024 00:00:00 +0700 Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh dự phòng tại khoa ngoại tổng hợp bệnh viện A tỉnh Khánh Hoà năm 2021 https://tapchikhoahochongbang.vn/js/article/view/787 <p><strong>Mục tiêu:</strong> Khảo sát đặc điểm bệnh nhân và tình hình sử dụng kháng sinh dự phòng (KSDP) tại khoa ngoại tổng hợp Bệnh viện A tỉnh Khánh Hoà năm 2021. <strong>Đối tượng và phương pháp:</strong> Nghiên cứu mô tả cắt ngang từ 06/2021 hồi cứu đến 01/2021, lấy mẫu toàn bộ thu được 150 hồ sơ bệnh án của bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật tại khoa ngoại tổng hợp Bệnh viện A tỉnh Khánh Hoà. <strong>Kết quả:</strong> Trong 150 hồ sơ bệnh án của bệnh nhân thu thập, về đặc điểm mẫu nghiên cứu ghi nhận chỉ có 18,4% bệnh nhân trên 60 tuổi. Bệnh lý mắc kèm được ghi nhận tập trung chủ yếu ở các nhóm trên 60 tuổi (20.7%), trong đó có hơn 50% bệnh nhân mắc tăng huyết áp. Tình trạng bệnh nhân trước phẫu thuật phân loại theo thang điểm ASA ≥ 3 (American Society of Anaesthesiologists) chiếm tỷ lệ nhỏ (3.4%). Đa số phẫu thuật thuộc loại sạch (57.3%) và sạch – nhiễm (40.7%). Có 95% bệnh nhân có điểm nhiễm khuẩn vết mổ bằng 0 khi đánh giá nguy cơ theo thang điểm NNIS (National Nosocomial Infection Surveillance). Về đặc điểm sử dụng KSDP, chỉ 27.3% bệnh nhân được đưa liều đầu kháng sinh đúng với khuyến cáo của ASHP (2013) và Bộ Y Tế (2012) trước thời điểm rạch da 60 phút. Hơn 65.0% phác đồ kháng sinh được lựa chọn là ceftizoxim đơn trị liệu hoặc phối hợp với metronidazol/ cefotaxim/ cefuroxim có tỷ lệ là 58.9%. Có 6 phác đồ với nhóm phẫu thuật thoát vị được đánh giá là không phù hợp với khuyến cáo của ASHP (2013) chỉ định sử dụng cefazolin đơn độc. Chỉ 3.3% bệnh nhân được ngừng kháng sinh theo khuyến cáo trong vòng 24h và đến 71.3% bệnh nhân được sử dụng kháng sinh kéo dài 4 ngày sau khi đóng vết mổ. <strong>Kết luận:</strong> Về mặt lý thuyết, việc tuân thủ sử dụng KSDP theo các phác đồ, khuyến cáo còn khá thấp nhưng về mặt thực tế trên lâm sàng, 100% bệnh nhân đều đáp ứng tốt, không xuất hiện nhiễm khuẩn sau phẫu thuật và xuất viện với tình trạng vết mổ khô, sức khoẻ tốt.</p> <p>&nbsp;</p> <p><em>Từ khóa:</em> Kháng sinh dự phòng; nhiễm khuẩn vết mổ; phẫu thuật ngoại khoa; khoa ngoại tổng hợp</p> Huỳnh Thị Ái Nhân, Phạm Thị Quỳnh Yên Bản quyền (c) 2024 https://tapchikhoahochongbang.vn/js/article/view/787 Tue, 24 Sep 2024 00:00:00 +0700 Hình thái cung hàm trên sau điều trị với khí cụ NAM chủ động ở khe hở môi - vòm hai bên https://tapchikhoahochongbang.vn/js/article/view/832 <p><em>Đặt vấn đề: Khí cụ chỉnh hình mũi-xương ổ răng (Nasoalveolar Molding – NAM) chủ động giúp cải thiện </em><em>hình</em> <em>thái</em> <em>xương ổ răng hàm trên ở trẻ dị tật khe hở môi-vòm toàn bộ hai bên. Mục tiêu: Phân tích và đánh giá sự thay đổi hình thái cung răng hàm trên sau khi điều trị với khí cụ chỉnh hình mũi-xương ổ răng chủ động ở trẻ dị tật khe hở môi-vòm miệng toàn bộ hai bên. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu thực hiện trên 20 trẻ dị tật khe hở môi-vòm miệng toàn bộ hai bên được điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 1 và Bệnh viện Răng-Hàm-Mặt Mỹ Thiện, Thành phố Hồ Chí Minh. Các bệnh nhân đủ điều kiện tham gia nghiên cứu được lấy dấu trước điều trị, sau điều trị bằng khí cụ chỉnh hình mũi-xương ổ răng chủ động. Mẫu hàm thạch cao được quét 3D, đánh dấu mốc giải phẫu giải phẫu, đo đạc tuyến tính khoảng cách các điểm mốc và so sánh sự thay đổi kích thước cung răng giữa các thời điểm lấy dấu. Kết quả: Khí cụ NAM chủ động giúp giảm đáng kể độ nhô của mấu tiền hàm và độ rộng khe hở. Độ rộng mấu tiền hàm, độ rộng cung răng phía sau, chiều dài và chiều cao xương ổ răng tăng có ý nghĩa thống kê. Trong khi đó độ rộng cung răng trước không có sự thay đổi. Kết luận: Khí cụ chỉnh hình mũi-xương ổ răng chủ động có hiệu quả trong giảm sai hình cung hàm trên, đặc biệt ở vùng mấu tiền hàm.</em></p> Nguyễn Huy Hoàng Anh, Lâm Hoài Phương, Lữ Minh Lộc, Nguyễn Văn Đẩu, Đinh Thị Như Thảo Bản quyền (c) 2024 https://tapchikhoahochongbang.vn/js/article/view/832 Tue, 24 Sep 2024 00:00:00 +0700 Đánh giá chức năng nhai bằng hệ số nhai, chỉ số Eichner và gummy jelly https://tapchikhoahochongbang.vn/js/article/view/770 <p>Đặt vấn đề: Tốc độ già hóa dân số nhanh và số lượng người cao tuổi ngày càng tăng đang tạo ra những cơ hội song hành với những thách thức cho Việt Nam. Lão hóa không chỉ tác động đến toàn thân, mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng làm giảm chất lượng cuộc sống. Trong đó, giảm chức năng nhai là 1 trong 7 tiêu chuẩn đánh giá giảm chức năng răng miệng ở người cao tuổi. Nghiên cứu này nhằm khảo sát chức năng nhai bằng hệ số nhai, chỉ số Eichner và gummy jelly. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả với cỡ mẫu 373 người được thực hiện tại Phòng khám HIU Clinic, Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng từ tháng 10/2023 đến tháng 5/2024. Số răng còn lại trên cung hàm, chỉ số Eichner, số nhóm răng chạm khớp ở răng sau, độ nát của gummy jelly được đánh giá và ghi nhận. Kết quả và kết luận: Khi không mang hàm giả, hệ số nhai trung bình là 30.68 ± 33.69%. Hệ số nhai giảm dần khi lớn tuổi. Chỉ số Eichner nhóm A chiếm tỷ lệ 26.01%, nhóm B chiếm tỷ lệ 60.33%, nhóm C chiếm tỷ lệ 39.68%. Độ nát trung bình của gummy jelly khi mang và không mang hàm giả lần lượt là 4.37 ± 2.32 điểm và 3.25 ± 3.13 điểm.</p> Phạm Nguyên Quân, Trịnh Minh Trí, Văn Hồng Phượng Bản quyền (c) 2024 https://tapchikhoahochongbang.vn/js/article/view/770 Tue, 24 Sep 2024 00:00:00 +0700 Sâu răng sớm ở trẻ nhỏ: Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị https://tapchikhoahochongbang.vn/js/article/view/732 <p>Sâu răng sớm ở trẻ nhỏ (ECC) là một vấn đề đáng lo ngại ở cả những nước phát triển và đang phát triển. Sâu răng thường gây đau, nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiễm trùng các cấu trúc liên quan và mất răng sớm, điều này làm ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai cũng như gây bất hài hòa trong sự phát triển hàm mặt, thậm chí sâu răng ở mức độ nặng có thể dẫn đến tình trạng kém phát triển thể chất ở trẻ em. Mặc dù ECC có nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe của trẻ em nhưng nó vẫn chưa được quan tâm đúng mức và việc trẻ em được tiếp cận dịch vụ chăm sóc và điều trị răng miệng không đồng đều. Cơ sở hạ tầng y tế đôi khi không thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu điều trị cho trẻ em làm cho ECC trở nên một gánh nặng. Do đó, việc phòng ngừa và kiểm soát ECC bằng cách can thiệp vào các yếu tố chính gây sâu răng được xem là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm đảm bảo sự phát triển lành mạnh cho trẻ.</p> Huỳnh Tố Trâm Bản quyền (c) 2024 https://tapchikhoahochongbang.vn/js/article/view/732 Tue, 24 Sep 2024 00:00:00 +0700 Xác định độ chụm, độ đúng của xét nghiệm định lượng hsCRP bằng phương pháp miễn dịch đo độ đục trên hệ thống Architect c8000 tại Bệnh viện Nhân dân 115 https://tapchikhoahochongbang.vn/js/article/view/834 <p>Mục đích: Đánh giá độ chụm và độ đúng của xét nghiệm định lượng hsCRP trên hệ thống Architect c8000 bằng phương pháp miễn dịch đo độ đục. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu thực nghiệm theo hướng dẫn EP15A3 của CLSI, sử dụng vật liệu nội kiểm với hai mức nồng độ của hãng Technopath và Abbott. Kết quả: Hệ số biến thiên của phòng xét nghiệm ở QC1 và QC2 (2.89% và 0.61%) đều nhỏ hơn so với %CV của nhà sản xuất (4.66% và 1.62%). Giá trị trung bình quan sát không nằm trong khoảng xác nhận nhưng độ chệch ước tính nhỏ hơn độ chệch cho phép (QC1: 10.32% &lt; 25.53%; QC2: 4.26% &lt; 25.53%). Kết luận: Độ chụm và độ đúng của xét nghiệm hsCRP được xác định và có thể đưa vào sử dụng thường quy.</p> Vạn Huỳnh Thu Thảo, Phạm Thị Mai Bản quyền (c) 2024 https://tapchikhoahochongbang.vn/js/article/view/834 Tue, 24 Sep 2024 00:00:00 +0700 Khảo sát ảnh hưởng của thời gian và nhiệt độ bảo quản đến số lượng bạch cầu trong máu ngoại vi https://tapchikhoahochongbang.vn/js/article/view/881 <p>Tế bào bạch cầu đóng vai trò thiết yếu trong hệ thống miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh. Việc xác định chính xác số lượng và phân loại tế bào bạch cầu trong máu đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán, điều trị và đánh giá sức khỏe người bệnh. Xét nghiệm bạch cầu thường được thực hiện trong xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi (Complete Blood Count - CBC). Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, bao gồm thời gian và nhiệt độ bảo quản mẫu máu. Nghiên cứu này nhằm mục đích đánh giá mức độ thay đổi số lượng tế bào bạch cầu theo thời gian và nhiệt độ bảo quản. Đối tượng nghiên cứu là 36 sinh viên chính quy thuộc Khoa Xét Nghiệm Y học, Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng. Kết quả nghiên cứu cho thấy thời gian thực hiện xét nghiệm và điều kiện bảo quản mẫu ảnh hưởng đến độ chính xác của số lượng bạch cầu. Nên thực hiện xét nghiệm trong vòng 12 giờ sau khi lấy mẫu và điều kiện bảo quản thích hợp nhất là ở nhiệt độ lạnh (4°C ± 2°C). Việc bảo quản mẫu đúng cách giúp đảm bảo kết quả xét nghiệm bạch cầu ổn định và chính xác nhất, góp phần chẩn đoán bệnh chính xác và điều trị hiệu quả.</p> Nguyễn Duy Khang, Nguyễn Phước Sang, Lại Nhật Linh, Nhữ Đức Cảnh, Trần Thị Thúy Duy, Nguyễn Anh Xuân, Nguyễn Cẩm Hoàng, Diệp Thị Kim Duy Bản quyền (c) 2024 https://tapchikhoahochongbang.vn/js/article/view/881 Tue, 24 Sep 2024 00:00:00 +0700 Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng liên quan đến viêm phổi tại Bệnh viện Đại học Y Khoa Vinh https://tapchikhoahochongbang.vn/js/article/view/769 <p>Đặt vấn đề: Viêm phổi cộng đồng là tình trạng nhiễm khuẩn cấp tính ở phổi gây tổn thương nhu mô phổi kèm theo các dấu hiệu như: ho, khó thở, khò khè, thở nhanh và co kéo lồng ngực hoặc rút lõm lồng ngực. Viêm phổi cộng đồng do nhiễm khuẩn là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh tật và tử vong ở trẻ em trên toàn thế giới. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát đặc điểm và mối tương quan giữa đặc điểm lâm sàng bệnh nhân đến mức độ nặng viêm phổi cộng đồng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện trên bệnh nhân tại Khoa Nhi – Bệnh viện Đại học Y Khoa Vinh bằng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang dựa trên hồi cứu hồ sơ bệnh án. Kết quả: Tỷ lệ mắc bệnh ở trẻ nam cao hơn nữ, nhóm tuổi càng nhỏ thì nguy cơ mắc viêm phổi cộng đồng càng cao. Một số triệu chứng thường gặp như ho, khó thở, khò khè, nghe ran ẩm ran rít, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi. WBC, CRP thường tăng và xuất hiện tổn thương trên hình ảnh X – quang. Một số nhiễm khuẩn hô hấp như viêm tai mũi họng kèm theo khi viêm phổi cộng đồng. Những yếu tố như nhóm tuổi 2 – 12 tháng tuổi, viêm amidan, phập phồng cánh mũi và rút lõm lồng ngực có liên quan đến viêm phổi nặng. Kết luận: Viêm phổi cộng đồng là nhiễm khuẩn thường xuất hiện ở trẻ em. Nghiên cứu đã khảo sát về một số đặc điểm chung và xây dựng mô hình dự đoán những yếu tố liên quan đến mức độ nặng viêm phổi ở trẻ em.</p> Nguyễn Điện Minh, Hoàng Thị Cúc, Nguyễn Thị Cẩm Nhung Bản quyền (c) 2024 https://tapchikhoahochongbang.vn/js/article/view/769 Tue, 24 Sep 2024 00:00:00 +0700 Thực trạng rối loạn lo âu trên bệnh nhân đái tháo đường, tăng huyết áp, điều trị ngoại trú tại Bệnh viện huyện Bình Chánh https://tapchikhoahochongbang.vn/js/article/view/738 <p>Đặt vấn đề: Việt Nam có khoảng 7 triệu người mắc đái tháo đường, tăng huyết áp, phát hiện được hơn 31% và quản lý điều trị khoảng 29%.Trong khi các bệnh về tim mạch là nguyên nhân gây tử vong chiếm tới 1/3 số ca hàng năm, rối loạn lo âu trên bệnh nhân tăng huyết áp, đái tháo đường, làm tăng thêm biến chứng về tim mạch của bệnh nhân. Mục tiêu nghiên cứu: Tìm hiểu thực trạng, tỷ lệ, mức độ mắc rối loạn lo âu bệnh nhân đang điều trị ngoại trú bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang. Kết quả: Tầm soát 210 bệnh nhân, có đến 88.57% mắc rối loạn lo âu, mức độ nhẹ chiếm 17.62%, trung bình 35.24%, nặng 21.90 %, rất nặng 13.81%. Các yếu tố liên quan đến mức độ rối loạn lo âu như kiểm soát các chỉ số huyết áp, đường huyết. Kết luận: Mức độ mắc rối loạn lo âu nặng, rất nặng, dẫn đến những biểu hiện kiểm soát hành vi nội tại kém, đi kèm với biến chứng tim mạch. Cần tầm soát, phát hiện can thiệp sớm rối loạn lo âu trên bệnh nền tăng huyết áp, đái tháo đường.</p> Lê Thị Hoàng Liễu, Lê Văn Gắt, Nguyễn Thành Đức, Phạm Văn Hậu Bản quyền (c) 2024 https://tapchikhoahochongbang.vn/js/article/view/738 Tue, 24 Sep 2024 00:00:00 +0700 Kiến thức và thực hành về phòng ngừa chuẩn của sinh viên điều dưỡng năm 3 và 4 Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng năm học 2023 – 2024 https://tapchikhoahochongbang.vn/js/article/view/882 <p>Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 185 sinh viên ngành Điều dưỡng đa khoa và Hộ sinh chính quy năm 3 và 4 trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng từ tháng 11/2023 – 05/2024. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ sinh viên có kiến thức đúng và thực hành đạt, mối liên quan giữa kiến thức và thực hành, và các yếu tố liên quan đến kiến thức và thực hành phòng ngừa chuẩn (PNC) của sinh viên điều dưỡng chính quy năm 3 và 4 trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng. Kết quả: Tỷ lệ sinh viên điều dưỡng có kiến thức đúng và thực hành tốt về PNC lần lượt là 85.9% và 87.0%. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tỷ lệ kiến thức và thực hành về PNC, p &lt; 0.05. Nhóm sinh viên có kiến thức đúng về PNC, là sinh viên năm 4, nhóm tiếp cận số nguồn kiến thức phòng ngừa chuẩn &gt;1 nguồn có tỷ lệ thực hành tốt về PNC cao hơn nhóm còn lại, p &lt; 0.05. Kết luận: Tăng cường các nguồn tiếp cận kiến thức về PNC trước khi sinh viên thực tập lâm sàng tại các bệnh viện cho sinh viên năm 3.</p> Nguyễn Thị Thu Thủy, Nguyễn Thị Hồng Mận, Đinh Thị Xuân Thu, Nguyễn Thị Minh Trang Bản quyền (c) 2024 https://tapchikhoahochongbang.vn/js/article/view/882 Tue, 24 Sep 2024 00:00:00 +0700 Tác dụng của tập luyện hạn chế lưu lượng máu đối với người trung niên https://tapchikhoahochongbang.vn/js/article/view/757 <p>Tập luyện đề kháng tối đa thường có hiệu quả nhưng không khả thi về mặt lâm sàng do có các bệnh lý kèm theo. Mục tiêu nghiên cứu: so sánh tác dụng của tập luyện đề kháng có hạn chế lưu lượng máu (HCLLM) với nhóm tập luyện thông thường. Phương pháp: 20 đối tượng tuổi từ 40-65 bình thường, không có tiền sử các bệnh lý tim mạch, động mạch ngoại vi hay thần kinh. Đối tượng nghiên cứu được chia làm 2 nhóm, tập đề kháng vừa phải với 30% lượng tạ tối đa, bài tập duỗi gối và gập gối trong 8 tuần. Một nhóm chứng hạn chế quanh bụng cơ bằng băng theraband, một nhóm hạn chế bằng dụng cụ HCLLM. Kết quả: 10 đối tượng tham gia trong nhóm chứng và 9 đối tượng tham gia trong nhóm can thiệp. Chu vi vòng đùi và thời gian đứng lên ngồi xuống cả hai nhóm đều giảm không có giá trị thống kê. Tốc độ di chuyển, sức mạnh cơ tứ đầu và tam đầu đùi đều tăng đáng kể có giá trị thống kê ở nhóm can thiệp. Kết luận: Tập luyện đề kháng HCLLM có thể cải thiện đáng kể sức mạnh cơ vùng đùi và tốc độ đi. Tuy nhiên, HCLLM không có giá trị trong phát triển thể tích cơ.</p> Hoàng Ngọc Tuyết Trinh, Nguyễn Lam Bình Bản quyền (c) 2024 https://tapchikhoahochongbang.vn/js/article/view/757 Tue, 24 Sep 2024 00:00:00 +0700 Phân lập xạ khuẩn nội sinh tạo hoạt chất kháng khuẩn từ cây tràm Melaleuca quinquenervia tại Long An https://tapchikhoahochongbang.vn/js/article/view/883 <p>Xạ khuẩn có khả năng sản xuất nhiều chất chuyển hóa thứ cấp có hoạt tính sinh học như kháng sinh, enzyme,... Những hoạt chất này là các ứng viên tiềm năng của ngành công nghiệp dược phẩm. Trong nghiên cứu này, chúng tôi phân lập và sàng lọc các chủng xạ khuẩn có hoạt tính kháng khuẩn từ cây tràm Melaleuca quinquenervia tại vườn dược liệu Mộc Hoa Tràm tỉnh Long An. Các mẫu rễ, thân, lá cây được thu thập trực tiếp từ cây 2 năm tuổi. Mẫu được bảo quản lạnh và mang về phòng thí nghiệm trong 24 giờ. Xử lý mẫu cây và phân lập xạ khuẩn bằng môi trường starch casein agar (SCA). Sàng lọc hoạt tính kháng khuẩn của các chủng xạ khuẩn thu được bằng phương pháp vạch đối kháng với vi khuẩn Staphylococcus aureus ATCC 25923, Bacillus subtilis ATCC 6633, Escherichia coli ATCC 25922 và Klebsiella pneumoniae ATCC 35657 từ đó lựa chọn những chủng tiềm năng. Kết quả đã phân lập được 53 chủng xạ khuẩn tiềm năng, từ đó chọn được 16 chủng cho hoạt tính kháng khuẩn. Trong 16 chủng này đã xác định được chủng RTG21 có phổ kháng khuẩn rộng trên cả 2 chủng vi khuẩn Gram dương và Gram âm. Nuôi cấy chủng xạ khuẩn này, chiết xuất hoạt chất và đánh giá khả năng kháng khuẩn cao chiết bằng phương pháp khuếch tán (giếng khuếch tán) và xác định MIC. Kết luận: Các xạ khuẩn nội sinh từ cây tràm Melaleuca quinquenervia khá phong phú với nhiều chủng có tiềm năng tạo chất kháng khuẩn, đặc biệt chủng RTG21. Bằng phương pháp phân tích gen 16S rARN, đã định danh chủng xạ khuẩn RTG21 là Amycolatopsis suaedae. Cao rắn của dịch chiết từ môi trường nuôi cấy Amycolatopsis suaedae RTG21 có tính kháng khuẩn tốt trên vi khuẩn Staphylococcus aureus ATCC 25923 và Bacillus subtilis ATCC 6633.</p> Trần Đỗ Công Danh, Huỳnh Thị Ngọc Lan Bản quyền (c) 2024 https://tapchikhoahochongbang.vn/js/article/view/883 Tue, 24 Sep 2024 00:00:00 +0700