Tạp Chí Khoa học Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng https://tapchikhoahochongbang.vn/js <div><strong>1. Giới thiệu</strong></div> <div>Tạp chí Khoa học Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng (tên tiếng Anh: Hong Bang International University Journal of Science - HIUJS) được xuất bản bởi Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng theo giấy phép xuất bản báo chí in số 429/GP-BTTTT ngày 23/08/2022. Đồng thời, Tạp chí cũng được Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ đồng ý cấp mã chuẩn quốc tế ISSN <a href="https://portal.issn.org/resource/ISSN/2615-9686">2615-9686</a>.</div> <div>Tạp chí Khoa học Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng là Tạp chí có trong danh mục được tính điểm của HĐGSNN:</div> <div><strong>- Lĩnh vực Kinh tế: 0.25 điểm</strong></div> <div><strong>- Lĩnh vực Dược: 0.25 điểm</strong><br /> <p>Tạp chí xuất bản định kỳ các ấn phẩm khoa học dưới mô hình truy cập mở hoàn toàn (Fully Open-Acesss) với tần suất 08 số/năm. Trong đó, các số tiếng Việt sẽ được xuất bản vào tháng 1, 3, 5, 7, 9, 11. Các số tiếng Anh được xuất bản vào tháng 6 và tháng 12.</p> <p>HIUJS xuất bản các bài báo tổng quan (Literature review), nghiên cứu (Original research), thông tin (Communication) ở các lĩnh vực:</p> </div> <p>- Khoa học Sức khỏe</p> <p>- Khoa học Kinh tế và Quản lý</p> <p>- Khoa học Xã hội và Nhân văn</p> <p>- Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ</p> <p><strong>DOI prefix</strong>: <span data-sheets-value="{&quot;1&quot;:3,&quot;3&quot;:10.59294}" data-sheets-userformat="{&quot;2&quot;:14851,&quot;3&quot;:{&quot;1&quot;:0},&quot;4&quot;:{&quot;1&quot;:2,&quot;2&quot;:16777215},&quot;12&quot;:0,&quot;14&quot;:{&quot;1&quot;:2,&quot;2&quot;:2829871},&quot;15&quot;:&quot;\&quot;Lucida Grande\&quot;, Verdana, Arial, sans-serif&quot;,&quot;16&quot;:9}">10.59294</span></p> <p><strong>Công cụ kiểm tra trùng lặp</strong>: Ithenticate</p> <div><strong>2. Tôn chỉ, mục đích</strong></div> <div>- Giới thiệu về những thành tựu khoa học, sáng kiến, kinh nghiệm giảng dạy và nghiên cứu khoa học của Nhà trường, trong nước và trên thế giới.</div> <p>- Công bố các kết quả nghiên cứu, đề tài nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ trong và ngoài nước.</p> <p>- Phổ biến kinh nghiệm quản lý, tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ của cán bộ, giảng viên, sinh viên trong và ngoài Trường.</p> <div><strong>3. Sứ mệnh</strong></div> <div>Đóng góp tri thức cho sự phát triển khoa học công nghệ, đáp ứng được các tiêu chuẩn toàn cầu trong đào tạo đa lĩnh vực. Công bố các kết quả nghiên cứu khoa học, kết nối giữa khoa học và thực tiễn góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và giảng dạy, đáp ứng được yêu cầu hội nhập hiện nay.</div> <div> </div> <div><strong>4. Đối tượng phục vụ</strong></div> <div>Các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu; cán bộ quản lý, giảng viên, nghiên cứu sinh, học viên cao học, sinh viên Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng và bạn đọc quan tâm.</div> <div> </div> <div><strong>5. Quy định về trùng lặp</strong></div> <div>Nội dung hàm lượng bài báo không được trùng lặp quá 30% nội dung bài báo đã công bố trước đây, kể cả bài báo của chính tác giả. Trong trường hợp phát hiện đạo văn, Tạp chí có quyền yêu cầu tác giả giải trình, chỉnh sửa hoặc từ chối đăng bài. Các hành vi sau đây được xem như là hành vi đạo văn:</div> <p>- Đưa vào bài báo những đoạn văn, những số liệu, những hình ảnh hoặc các thông tin khác sử dụng từ người khác mà không trích dẫn nguồn gốc của người đó.</p> <p>- Có trích dẫn đúng nguồn thông tin nhưng không tuân thủ đúng theo quy định trích dẫn của Tạp chí Khoa học HIU.</p> <p>- Dịch một phần hoặc dịch toàn bộ văn bản từ tiếng Việt sang tiếng Anh hoặc ngược lại mà không trích dẫn văn bản gốc.</p> <p>- Sao chép toàn bộ công trình, bài báo của người khác.</p> <p>- Các hành vi khác trái với pháp luật hiện hành về bản quyền và quyền sở hữu trí tuệ.</p> <div><strong>6. Đạo đức nghiên cứu</strong></div> <div>Việc xuất bản một bài báo trên một tạp chí được phản biện là một nền tảng thiết yếu trong việc phát triển một mạng lưới kiến thức rộng lớn. Nó phản ánh trực tiếp chất lượng công việc của các tác giả và các cơ sở hỗ trợ họ. Các bài báo được đều được phản biện đánh giá theo quy trình chặt chẽ và khoa học. Do đó, điều quan trọng là phải thống nhất và đảm bảo các tiêu chuẩn về hành vi đạo đức cho tất cả các bên liên quan đến hoạt động xuất bản: tác giả, người biên tập tạp chí, người bình duyệt, nhà xuất bản và cộng đồng của các tạp chí do xã hội sở hữu hoặc tài trợ.</div> <div> </div> <div><strong>7. Cam kết bảo mật</strong></div> <div>Các thông tin mà người dùng nhập vào các biểu mẫu trên Hệ thống Quản lý xuất bản trực tuyến của HIUJS chỉ được sử dụng vào các mục đích thuộc phạm vi xuất bản của tạp chí và sẽ không được cung cấp cho bất kỳ bên thứ ba nào khác, hay dùng vào bất kỳ mục đích nào khác.</div> <p><strong>Chỉ mục</strong>: <a href="https://scholar.google.com/citations?user=GAKajiYAAAAJ&amp;hl=en&amp;authuser=1" target="_blank" rel="noopener">Google Scholar</a>, Vietnam Citation Gateway.</p> <div><strong>8. Quy trình xét duyệt và phản biện</strong></div> <div>Các bản thảo nào thuộc phạm vi xuất bản và đáp ứng được các yêu cầu của thể lệ viết bài sẽ được đánh giá thông qua quy trình phản biện kín hai chiều (double blinded peer-review) bởi ít nhất 02 (hai) chuyên gia độc lập trong lĩnh vực tương ứng. Thành viên ban biên tập phụ trách sẽ đưa ra quyết định trước khi Tổng biên tập ra kết luận cuối cùng.</div> <div> </div> <div><img src="https://tapchikhoahochongbang.vn/public/site/images/gioith/quy-trinh-duyet-bai-bao-hiu-4-2023.jpg" alt="Sơ đồ quy trình xét duyệt và đăng bài tạp chí HIU" width="1583" height="3598" /></div> TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG vi-VN Tạp Chí Khoa học Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng 2615-9686 Chẩn đoán sớm nhiễm Helicobacter pylori ở bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa do loét dạ dày tá tràng https://tapchikhoahochongbang.vn/js/article/view/922 <p>Đặt vấn đề: Chẩn đoán và điều trị sớm Helicobacter pylori (H.pylori) giúp giảm tái xuất huyết tiêu hóa ở bệnh nhân loét dạ dày tá tràng. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ nhiễm H.pylori ở bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa do loét dạ dày tá tràng và mối liên quan giữa vị trí loét, thời gian truyền thuốc ức chế bơm proton (PPI) với tỷ lệ nhiễm H.pylori. Phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu 79 bệnh nhân nhập viện từ 4/2020 đến 9/2020 tại Bệnh viện Thống Nhất, Đồng Nai. H.pylori được chẩn đoán bằng xét nghiệm urease nhanh (trong pha cấp) hoặc test hơi thở C13 (sau pha cấp). Kết quả: Tỷ lệ nhiễm H.pylori trong pha cấp, sau pha cấp và trước xuất viện lần lượt là 31.0%, 30.8% và 43.0%. Tỷ lệ nhiễm ở loét dạ dày, loét tá tràng, loét cả hai vị trí lần lượt là 31.3%, 55.3%, và 33.3%. Bệnh nhân loét tá tràng có tỷ lệ nhiễm cao hơn nhóm còn lại (55.3% so với 31.7%, p&lt;0.05). Thời gian từ khi truyền PPI đến khi test hơi thở C13 càng dài, tỷ lệ nhiễm H.pylori càng giảm (≤3 ngày: 35.7%, 4 ngày: 30.0%, ≥5 ngày: 21.4%), p&gt;0.05. Kết luận: Dù được điều trị PPI liều cao, gần 50% bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa do loét dạ dày tá tràng được chẩn đoán sớm nhiễm H.pylori bằng urease nhanh và/hoặc test hơi thở C13 trước xuất viện.</p> Đặng Ngọc Quý Huệ Đặng Ngọc Quý Huệ Trần Thị Liên Trần Thị Liên Đinh Thị Hương Thơm Đinh Thị Hương Thơm Lê Nguyễn Đăng Khoa Lê Nguyễn Đăng Khoa Thái Bá Nam Thái Bá Nam Nguyễn Sĩ Tuấn Nguyễn Sĩ Tuấn Bản quyền (c) 2025 2025-01-10 2025-01-10 01 10 10.59294/HIUJS.33.2025.712 Đánh giá nồng độ beta-crosslaps trên bệnh nhân gãy cổ xương đùi tại Bệnh viện STO Phương Đông https://tapchikhoahochongbang.vn/js/article/view/863 <p>Đặt vấn đề: Gãy cổ xương đùi là một trong những thương tổn xương phổ biến, đặc biệt là ở nhóm người già. Phương pháp miễn dịch điện hóa phát quang là một công nghệ mới và mạnh mẽ có khả năng đo lường chính xác nồng độ B-CTX trong mẫu máu. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu với đề tài “Đánh giá nồng độ beta-crosslaps trên bệnh nhân gãy cổ xương đùi bằng phương pháp miễn dịch điện hoá phát quang”. Mục tiêu: Xác định nồng độ B-CTX trên bệnh nhân nhập viện do gãy cổ xương đùi bằng phương pháp miễn dịch điện hoá phát quang và xác định tỷ lệ tăng nồng độ B-CTX trên bệnh nhân nhập viện do gãy cổ xương đùi. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu: Sử dụng thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang ở 83 bệnh nhân gãy cổ xương đùi tại Bệnh viện STO Phương Đông. Kết quả: Chưa thấy có sự khác biệt về nồng độ B-CTX trung bình giữa 2 nhóm nam và nữ. Chưa thấy có sự khác biệt về nồng độ B-CTX trung bình giữa 2 nhóm gãy cổ xương đùi trái và gãy cổ xương đùi phải. Có sự khác biệt về nồng độ B-CTX theo độ tuổi với p &lt; 0.001. Kết luận: Không có sự khác biệt về nồng độ B-CTX trung bình giữa hai nhóm nam và nữ. Không có sự khác biệt về nồng độ B-CTX trung bình giữa hai nhóm gãy cổ xương đùi trái và gãy cổ xương đùi phải. Có sự khác biệt về nồng độ B-CTX theo độ tuổi với p &lt; 0,001. Tuy nhiên, có sự khác biệt về sự gia tăng B-CTX ở phụ nữ theo nhóm tuổi &gt; 40.</p> Nguyễn Thị Bảo Minh Nguyễn Thị Bảo Minh Vũ Hồng Hải Vũ Hồng Hải Lê Phan Vi Na Lê Phan Vi Na Huỳnh Quốc Tải Huỳnh Quốc Tải Bản quyền (c) 2024 2025-01-10 2025-01-10 11 18 10.59294/HIUJS.33.2025.713 Xác nhận giá trị sử dụng máy định danh vi khuẩn và kháng sinh đồ tự động Microscan Walkaway Plus 40 https://tapchikhoahochongbang.vn/js/article/view/934 <p>Đặt vấn đề: Kết quả xét nghiệm có ảnh hưởng lớn đến quyết định lâm sàng, chiếm khoảng 60-70%, do đó yêu cầu các xét nghiệm phải chính xác và đáng tin cậy. Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao từ bác sĩ, các phòng xét nghiệm (PXN) cần nâng cao chất lượng và đổi mới, đặc biệt là triển khai hệ thống xét nghiệm hiện đại với các phương pháp tiên tiến. Việc xác nhận giá trị sử dụng của phương pháp (Verification) giúp kiểm tra tính hợp lệ và chứng minh phương pháp đáp ứng yêu cầu. Đây là yếu tố bắt buộc trong việc xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 15189, cũng như là yêu cầu trong Quyết định số 2429/QĐ-BYT ngày 12/6/2017 Quyết định số 2429/QĐ-BYT ngày 12/6/2017 Ban hành Tiêu chí đánh giá mức chất lượng phòng xét nghiệm y học để đạt tiêu chuẩn chất lượng mức 3 trở lên cho phòng xét nghiệm. Mục tiêu nghiên cứu: Xác nhận giá trị sử dụng của hệ thống Microscan Walkaway 40 plus trong việc định danh vi khuẩn và thực hiện kháng sinh đồ tự động tại Bệnh viện Đa Khoa Thống Nhất Đồng Nai. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu thực nghiệm theo hướng dẫn của CLSL M52. Sử dụng 30 chủng thử nghiệm cho từng loại panel để xác định độ chính xác. Sử dụng 5 chủng (2 chủng ATCC và 3 chủng bệnh nhân) lặp lại 3 lần/ ngày và tiến hành 3 ngày liên tiếp để xác định độ tái lặp. Kết quả: Cho thấy hệ thống Microscan Walkaway 40 plus có độ chính xác cao, đạt 100% trong việc định danh vi khuẩn và kháng sinh đồ tự động, so với phương pháp tham chiếu. Độ tái lặp của hệ thống cũng đạt 100%, chứng tỏ tính ổn định và độ tin cậy cao của hệ thống xét nghiệm tự động này trong phòng xét nghiệm.</p> Nguyễn Sĩ Tuấn Nguyễn Sĩ Tuấn Hà Thị Hoa Hà Thị Hoa Trần Nguyễn Trường Duy Trần Nguyễn Trường Duy Nguyễn Thị Thanh Mai Nguyễn Thị Thanh Mai Bản quyền (c) 2024 2025-01-10 2025-01-10 19 26 10.59294/HIUJS.33.2025.714 Nghiên cứu chế tạo sợi huyết giàu tiểu cầu đông khô https://tapchikhoahochongbang.vn/js/article/view/936 <p>Sợi huyết giàu tiểu cầu (PRF) là sản phẩm tự thân chiết xuất từ máu toàn phần đã được sử dụng như vật liệu tái tạo tự thân. Việc sử dụng PRF còn hạn chế do thời gian phân huỷ nhanh và tính ổn định cơ học thấp. Mục tiêu của nghiên cứu này là chế tạo sợi huyết giàu tiểu cầu dạng đông khô và xác định tính chất hóa học của chúng sau khi chế tạo. Một tình nguyện viên, khoẻ mạnh, không ghi nhận bệnh lý toàn thân hay lây nhiễm được lấy máu toàn phần A-PRF và S-PRF. 10mL máu toàn phần được quay ly tâm lần lượt với lực quay 250g trong 14 phút và 200g trong 14 phút. Lớp PRF được thu về và được đông khô bằng cách lưu trữ ở nhiệt độ -80oC qua đêm và sấy khô bằng máy đông khô Labconco ở -51oC trong 12 giờ. Các mẫu PRF đông khô (Ly-APRF và Ly-SPRF) được kiểm tra lần lượt bằng kính hiển vi điện tử quét và phương pháp phổ hồng ngoại biến đổi Fourier. Hình ảnh SEM thể hiện cấu trúc sợi huyết còn lưu giữ sau quá trìnhh đông khô. FTIR cho thấy các nhóm amide I, II, III tương đồng giữa Ly-APRF và Ly-SPRF. Việc đông khô PRF là phương pháp tiềm năng để cải thiện tính chất và lưu trữ vật liệu tự thân này.</p> Thái Hoàng Phước Thảo Thái Hoàng Phước Thảo Đoàn Ngọc Hoan Đoàn Ngọc Hoan Lê Minh Khôi Lê Minh Khôi Nguyễn Thị Hiệp Nguyễn Thị Hiệp Bản quyền (c) 2024 2025-01-10 2025-01-10 27 34 10.59294/HIUJS.33.2025.715 Đánh giá áp lực lưỡi và sức bền lưỡi của bệnh nhân đến khám tại Trung tâm lâm sàng Răng Hàm Mặt Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng https://tapchikhoahochongbang.vn/js/article/view/937 <p>Đặt vấn đề: Sức khỏe răng miệng kém với chức năng răng miệng suy giảm có thể có tác động bất lợi đến sức khỏe tổng thể và tử vong. Do đó, việc đánh giá sớm chức năng răng miệng là cần thiết để ngăn ngừa tình trạng suy giảm chức năng sức khỏe nói chung ngay từ giai đoạn đầu. Năm 2016, Hiệp hội Lão nha Nhật Bản đã đưa ra một số khuyến nghị về tiêu chuẩn chẩn đoán và chiến lược quản lý, nhằm giảm nguy cơ suy giảm chức năng răng miệng ở người cao tuổi. Trong đó suy giảm vận động lưỡi là một trong bảy tiêu chuẩn đánh giá tình trạng trên. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định áp lực lưỡi tối đa và xác định sức bền của lưỡi ở các nhóm tuổi. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trong nhóm 335 người đến khám và điều trị răng miệng tại phòng khám HIU Clinic và sinh viên Khoa Răng Hàm Mặt tại Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng từ tháng 10/2023 đến tháng 3/2024. Kết quả: Áp lực lưỡi trung bình và sức bền lưỡi trung bình của nhóm tuổi 30-39 tuổi là cao nhất và thấp nhất là ở nhóm tuổi trên 60 tuổi. Kết luận: Áp lực lưỡi và sức bền lưỡi giảm dần khi lớn tuổi.</p> Trịnh Minh Trí Trịnh Minh Trí Văn Hồng Phượng Văn Hồng Phượng Phạm Nguyên Quân Phạm Nguyên Quân Bản quyền (c) 2024 2025-01-10 2025-01-10 35 42 10.59294/HIUJS.33.2025.716 Kĩ thuật lấy dấu phục hình răng cố định trong kỷ nguyên số https://tapchikhoahochongbang.vn/js/article/view/871 <p>Đặt vấn đề: Trong phục hình răng cố định, yếu tố quan trọng quyết định sự thành công là độ khít sát giữa cùi răng và phục hình, trong đó lấy dấu là một trong những giai đoạn quyết định. Mặc dù kĩ thuật lấy dấu truyền thống đã phổ biến từ rất lâu nhưng vẫn tồn tại nhiều hạn chế. Gần đây, công nghệ số đã cải thiện quy trình này, giúp nâng cao độ chính xác, rút ngắn thời gian làm việc và tạo sự thoải mái cho bệnh nhân trong quá trình điều trị. Tuy nhiên, cho đến nay kĩ thuật lấy dấu kĩ thuật số vẫn còn đối mặt với nhiều thách thức. Nghiên cứu này nhằm đánh giá toàn diện các kĩ thuật lấy dấu, so sánh ưu nhược điểm và cung cấp thông tin hữu ích cho nha sĩ trong việc chọn lựa kĩ thuật lấy dấu phù hợp trong kỷ nguyên số. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu này được thực hiện dưới dạng tổng quan tài liệu, tập trung vào kĩ thuật lấy dấu phục hình cố định trên răng thật, từ các kĩ thuật truyền thống đến kĩ thuật số hiện đại. Nghiên cứu so sánh độ chính xác, thời gian thực hiện và mức độ hài lòng của bệnh nhân, nhằm đánh giá ưu nhược điểm của từng phương pháp và các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương pháp phù hợp trong các tình huống lâm sàng khác nhau. Kết luận: Đa số các nghiên cứu in vitro cho thấy kĩ thuật lấy dấu kĩ thuật số có độ chính xác tương đương, thậm chí vượt trội hơn so với kĩ thuật lấy dấu truyền thống. Trong khi các nghiên cứu in vivo ghi nhận kĩ thuật lấy dấu kĩ thuật số chỉ hiệu quả hơn kĩ thuật truyền thống trong trường hợp phục hình cố định dưới 3 đơn vị. Tuy nhiên, đối với các loại phục hình cố định nhiều đơn vị thì còn tồn tại nhiều ý kiến trái chiều. Hầu hết bệnh nhân cảm thấy thoải mái hơn khi được lấy dấu bằng kĩ thuật số, và kĩ thuật này cũng cho thấy tiết kiệm thời gian làm việc hơn so với kĩ thuật truyền thống. Tuy nhiên, kết quả lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nên cần thêm các nghiên cứu in vivo để khẳng định hiệu quả của kĩ thuật lấy dấu kĩ thuật số, đặc biệt trong phục hình nhiều đơn vị.</p> <p><em>Từ khoá: Lấy dấu kĩ thuật số, lấy dấu kĩ thuật số trong miệng, lấy dấu truyền thống, máy quét trong miệng, độ chính xác trong lấy dấu nha khoa, phục hình cố định. </em></p> Văn Hồng Phượng Văn Hồng Phượng Bản quyền (c) 2024 2025-01-10 2025-01-10 43 52 10.59294/HIUJS.33.2025.717 Đánh giá kết quả ERAS tại Khoa Chấn thương chỉnh hình - Bỏng Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất tỉnh Đồng Nai năm 2024 https://tapchikhoahochongbang.vn/js/article/view/939 <p>Đặt vấn đề: Chương trình hồi phục sớm sau phẫu thuật (ERAS) là phương pháp chăm sóc y tế dựa trên bằng chứng khoa học, giúp chuẩn hóa quy trình điều trị, cải thiện sức khỏe và giảm chi phí. ERAS gồm các yếu tố như giảm chấn thương, giảm đau, ngăn ngừa biến chứng, hỗ trợ chức năng tạng và giảm stress phẫu thuật, giúp bệnh nhân hồi phục nhanh chóng. Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu nhằm xác định tỷ lệ áp dụng đầy đủ chương trình ERAS và đánh giá hiệu quả của chương trình về thời gian nằm viện, chi phí điều trị và biến chứng tại Khoa Chấn thương chỉnh hình - Bỏng, Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai trong năm 2024. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu và tiền cứu trên 292 bệnh nhân mắc thoái hóa khớp háng và gãy xương đùi, được chia thành 2 nhóm: nhóm trước can thiệp và nhóm can thiệp, thực hiện tại Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai từ năm 2023 đến 2024. Kết quả: Tỷ lệ tuân thủ chương trình ERAS đạt 85.4%. Thời gian nằm viện rút ngắn trung bình 1.47 ngày (10.23 so với 11.7 ngày), chi phí điều trị giảm trung bình 12.22 triệu đồng (45.01 triệu so với 57.23 triệu). Mặc dù tỷ lệ biến chứng giảm, nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Kết luận: Việc áp dụng chương trình ERAS tại Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai bước đầu đã mang lại kết quả khả quan, cho thấy triển khai rộng rãi chương trình này là hoàn toàn khả thi.</p> Nguyễn Tường Quang Nguyễn Tường Quang Trương Quang Hải Trương Quang Hải Bản quyền (c) 2024 2025-01-10 2025-01-10 53 60 10.59294/HIUJS.33.2025.718 Đánh giá bước đầu kết quả phẫu thuật điều trị gãy cột sống lưng - thắt lưng ở bệnh nhân loãng xương bằng vít rỗng kết hợp bơm xi măng sinh học https://tapchikhoahochongbang.vn/js/article/view/940 <p>Đặt vấn đề: Chấn thương cột sống lưng- thắt lưng rất phổ biến trên lâm sàng, phẫu thuật làm cứng cột sống bằng vít qua cuống được chỉ định cho các trường hợp mất vững. Tuy nhiên, khi bắt vít qua cuống ở bệnh nhân loãng xương, lực cố định trong cuống sống bị giảm xuống đáng kể do mật độ khoáng xương thấp, điều này dẫn đến tăng nguy cơ lỏng vít, tuột vít. Nhiều phương pháp đã được đề xuất để cải thiện việc cố định vít trong trường hợp chất lượng xương kém như sử dụng các vít dài hơn, đường kính vít lớn hơn và sử dụng vít rỗng cố định cột sống qua cuống cung kết hợp bơm xi măng sinh học. Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá bước đầu kết quả phẫu thuật bệnh lý gãy cột sống lưng – thắt lưng ở bệnh nhân loãng xương bằng vít rỗng kết hợp bơm xi măng sinh học. Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu mô tả 15 bệnh nhân gãy cột sống lưng - thắt lưng mất vững kèm loãng xương (T-score&lt;-2.5) được phẫu thuật làm cứng cột sống bằng vít rỗng kết hợp bơm xi măng. Kết quả: 15 bệnh nhân (6 nam, 9 nữ); Tuổi trung bình 63.7±6.4 (từ 53-79 tuổi); Cơ chế do ngã cao chiếm 73.3%, nguyên nhân khác 26.7%; Triệu chứng lâm sàng đau lưng 100%; Vị trí tầng tổn thương gặp nhiều nhất là L1 chiếm 60%; Tỷ lệ bắt vít vào chân cung 100%; Tỷ lệ nhiễm trùng phẫu thuật 0%; Kết quả hồi phục theo công thức Hirabayashi sau 3 tháng: tốt: 40%; khá: 53.3%; trung bình: 6.67%; kém: 0%.Kết luận: Phẫu thuật gãy cột sống lưng - thắt lưng ở bệnh nhân loãng xương bằng vít rỗng kết hợp bơm xi măng sinh học là phẫu thuật an toàn, mang lại hiệu quả giảm đau tốt và cải thiện chức năng đáng kể.</p> Nguyễn Đức Việt Nguyễn Đức Việt Nguyễn Xuân Học Nguyễn Xuân Học Bản quyền (c) 2024 2025-01-10 2025-01-10 61 66 10.59294/HIUJS.33.2025.719 Bệnh da tăng sắc tố vùng mặt và các yếu tố liên quan tại Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất tỉnh Đồng Nai năm 2024 https://tapchikhoahochongbang.vn/js/article/view/941 <p>Đặt vấn đề: Tăng sắc tố da là nỗi ám ảnh của đại đa số phụ nữ, nhất là từ độ tuổi 30 trở đi. Nó không gây đau đớn hay ảnh hưởng tới sức khỏe nhưng lại khiến chị em mất tự tin mỗi khi ra ngoài hay đối diện với mọi người. Biết được tỷ lệ bệnh và yếu tố ảnh hưởng giúp việc phòng ngừa và điều trị dễ dàng hơn. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá thực trạng bệnh tăng sắc tố da vùng mặt và các yếu tố liên quan của bệnh nhân đến khám Phòng khám Da liễu Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất tỉnh Đồng Nai. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 318 bệnh nhân đến khám tại Phòng khám Da liễu Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất tỉnh Đồng Nai. Kết quả: tuổi trung bình là 44.17 ± 16.75 tuổi. Tỷ lệ nữ/nam là 2.3/1. Có 34.59% bênh nhân mắc bệnh tăng sắc tố vùng mặt, trong đó vị trí bệnh nhiều nhất là má phải (95.45%) và má trái (90.00%). Đồi mồi là thể bệnh hay gặp nhất với 40.91%. Các yếu tố liên quan đến bệnh tăng sắc tố mặt gồm: Giới tính, trình độ học vấn, tiền căn gia đình có người mắc bệnh tăng sắc tố, sử dụng mỹ phẩm và bảo vệ da khi ra nắng. Kết luận: Tỷ lệ mắc bệnh cao cần chú ý giáo dục nâng cao hiểu biết cho bệnh nhân.</p> Nguyễn Thị Lan Nguyễn Thị Lan Đinh Ngọc Quyên Đinh Ngọc Quyên Bản quyền (c) 2024 2025-01-10 2025-01-10 67 74 10.59294/HIUJS.33.2025.720 Tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ trên sản phụ mổ lấy thai được sử dụng kháng sinh dự phòng Cefazolin tại Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất tỉnh Đồng Nai https://tapchikhoahochongbang.vn/js/article/view/942 <p>Đặt vấn đề: Nhiễm khuẩn vết mổ là một trong những biến chứng phổ biến sau phẫu thuật lấy thai, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe sản phụ và chi phí điều trị. Việc sử dụng kháng sinh dự phòng Cefazolin có vai trò quan trọng trong giảm thiểu nguy cơ này, nhưng cần xác định rõ tỷ lệ nhiễm khuẩn và các yếu tố nguy cơ để cải thiện chất lượng chăm sóc. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ và các yếu tố nguy cơ liên quan ở sản phụ mổ lấy thai sử dụng kháng sinh dự phòng Cefazolin tại Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất - Đồng Nai. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 353 sản phụ mổ từ tháng 4/2024 đến tháng 8/2024. Kết quả: Tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ là 1.1% (CI 95%: 0.3 – 2.3), tỷ lệ lành vết thương là 98.9% (CI 95%: 97.5 – 99.7). Nhiễm khuẩn vết mổ nông có 3 sản phụ (0.8 %), nhiễm khuẩn vết mổ sâu có 1 sản phụ (0.3%). Không có sản phụ nhiễm khuẩn tạng và cơ quan cơ thể. Không tìm thấy yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ trong nghiên cứu này. Kết luận: Kháng sinh dự phòng Cefazolin 2g liều duy nhất trước rạch da 30 phút có hiệu quả dự phòng nhiễm khuẩn vết mổ lấy thai.</p> Ngô Thị Thúy Ngô Thị Thúy Võ Thị Diệu Loan Võ Thị Diệu Loan Bản quyền (c) 2024 2025-01-10 2025-01-10 75 82 10.59294/HIUJS.33.2025.721 Kết quả điều trị gãy kín thân xương đùi bằng đinh nội tủy có chốt qua màn hình tăng sáng https://tapchikhoahochongbang.vn/js/article/view/943 <p>Đặt vấn đề: Chấn thương gãy xương đùi ngày càng nhiều, càng phức tạp và nặng nề hơn, thường gặp ở người trưởng thành và sau một tai nạn cường độ cao. Nếu không điều trị kịp thời và đúng phương pháp sẽ gây nhiều biến chứng nghiêm trọng. Đóng đinh nội tủy có chốt qua màn hình tăng sáng là phương pháp tiên tiến được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Mục tiêu nghiên cứu: Kết quả điều trị gãy kín thân xương đùi bằng đinh nội tủy có chốt qua màn hình tăng sáng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Bệnh nhân ≥ 18 tuổi gãy kín thân xương đùi được phẫu thuật bằng phương pháp đóng đinh nội tủy có chốt qua màn hình tăng sáng, hồi cứu tiến cứu và mô tả hàng loạt ca. Kết quả: 19 trường hợp gãy kín thân xương đùi được phẫu thuật đóng đinh nội tủy có chốt và phục hồi chức năng tốt. Kết luận: Việc sử dụng phương pháp đóng đinh nội tủy có chốt qua màn hình tăng sáng cho thấy hiệu quả tối ưu và phục hồi chức năng tốt.</p> Nguyễn Đăng Vững Nguyễn Đăng Vững Nguyễn Tường Quang Nguyễn Tường Quang` Bản quyền (c) 2024 2025-01-10 2025-01-10 83 90 10.59294/HIUJS.33.2025.722 Phẫu thuật tuyến giáp nạo hạch cổ trong điều trị ung thư tuyến giáp tại Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất tỉnh Đồng Nai https://tapchikhoahochongbang.vn/js/article/view/944 <p>Đặt vấn đề: Trong điều trị ung thư tuyến giáp, phẫu thuật đóng vai trò quan trọng nhất, có tính chất quyết định đến kết quả điều trị, bao gồm cắt tuyến giáp toàn bộ hoặc gần toàn bộ hoặc cắt thùy và eo tuyến, kèm theo có hoặc không nạo vét hạch cổ. Những trường hợp không có bằng chứng di căn hạch cổ trên lâm sàng thì chỉ định vét hạch cổ dự phòng vẫn còn nhiều tranh luận. Mục tiêu: Đánh giá bước đầu kết quả phẫu thuật tuyến giáp kết hợp nạo hạch cổ trong điều trị ung thư tuyến giáp tại Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất - Đồng Nai. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả hàng loạt ca, Bệnh nhân K giáp thể biệt hóa được phẫu thuật tại Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất - Đồng Nai từ năm 2022-2024, Thỏa mãn tiêu chí chọn mẫu, sẽ được thu thập các thông tin nghiên cứu. Kết quả: Trước mổ: Ung thư tuyến giáp dạng nhú di căn hạch: 1, Không: 19, nghi ngờ: 8; Chẩn đoán sau phẫu thuật: 11/28 ca không di căn hạch cổ, 17/28 ca di căn hạch cổ; Kết luận: kết quả phẫu thuật tuyến giáp kết hợp nạo hạch cổ trong điều trị ung thư tuyến giáp tại bệnh viện đa khoa Thống Nhất Đồng Nai tỷ lệ di căn hạch cổ là 17/28 ca chiếm 60.8%, Vậy việc phẫu thuật ung thư tuyến giáp kết hợp nạo hạch cổ là cần thiết.</p> Trần Vũ Trần Vũ Lê Công Hồng Hạnh Lê Công Hồng Hạnh Bản quyền (c) 2024 2025-01-10 2025-01-10 91 98 10.59294/HIUJS.33.2025.723 Đánh giá tình trạng viêm tĩnh mạch tại vị trí lưu kim luồn tĩnh mạch ngoại biên tại Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất tỉnh Đồng Nai năm 2024 https://tapchikhoahochongbang.vn/js/article/view/945 <p>Viêm tại chỗ do đặt catheter tĩnh mạch ngoại biên là vấn đề cần quan tâm trong chăm sóc điều dưỡng, có thể dẫn đến nhiễm khuẩn huyết. Mục tiêu: Xác định tỉ lệ viêm tĩnh mạch tại vị trí lưu kim luồn tĩnh mạch ngoại biên, tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến tình trạng viêm tĩnh mạch tại vị trí lưu kim luồn tĩnh mạch ngoại biên ở người bệnh điều trị nội trú tại Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất – Đồng Nai năm 2024. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang được thực hiện trên 350 người bệnh điều trị nội trú được đặt và lưu kim luồn tĩnh mạch ngoại biên tại Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất - Đồng Nai từ ngày 01/04/2024 đến ngày 30/9/2024. Kết quả: Tỷ lệ viêm tĩnh mạch tại vị trí lưu PVC là 23.1%; Trong đó viêm tĩnh mạch độ 1 chiếm tỷ lệ 21.4%; Viêm độ 2 chiếm tỷ lệ: 1.7%; Không có viêm độ 3, độ 4, độ 5. Một số yếu tố liên quan đến viêm tĩnh mạch gồm: Tuổi ≥ 60; BMI &lt; 18.5/ BMI &gt;23; Có bệnh lý nền mạn tính; Thời gian lưu kim lâu, kích cỡ kim lớn, sử dụng chạc ba kết nối, sử dụng một số thuốc qua đường tĩnh mạch: Dobutamin, KCL, dịch truyền đạm và cao phân tử. Kết luận: VTM tại vị trí lưu PVC là một vấn đề phổ biến và có thể xảy ra với mỗi người bệnh. Cần theo dõi để phát hiện sớm viêm tĩnh mạch sau đặt PVC nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh.</p> Nguyễn Thị Thúy Lan Nguyễn Thị Thúy Lan Lê Thủy Tiên Lê Thủy Tiên Bản quyền (c) 2024 2025-01-10 2025-01-10 99 108 10.59294/HIUJS.33.2025.724 Đánh giá thực trạng chăm sóc hô hấp cho người bệnh thông khí nhân tạo xâm nhập tại Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất tỉnh Đồng Nai năm 2024 https://tapchikhoahochongbang.vn/js/article/view/946 <p>Đặt vấn đề: Viêm phổi liên quan đến máy thở (VAP) là nguyên nhân chính gây bệnh tật và tử vong tại bệnh viện ở bệnh nhân tại Đơn vị Chăm sóc Đặc biệt (ICU). Vì vậy, công việc phòng ngừa VAP được cho là công việc ưu tiên hàng đầu trong chăm sóc các bệnh nhân nặng. Mục tiêu: Đánh giá thực trạng chăm sóc hô hấp cho người bệnh thở máy xâm nhập tại Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất - Đồng Nai năm 2024. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang quan sát trên 29 điều dưỡng viên Khoa Hồi sức tích cực và Chống độc thực hiện 5 quy trình chăm sóc hô hấp cho người bệnh thở máy xâm nhập tại Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất - Đồng Nai từ ngày 01/04/2024 đến ngày 30/9/2024. Kết quả: Độ tuổi từ 30 – 40 tuổi (48.3%), dưới 30 (37.9%), trên 40 tuổi (13.8%). Tỷ lệ nam giới (17.2%) và nữ giới (82.8%). Thâm niên công tác của điều dưỡng dưới 5 năm (31%), từ 5 đến 10 năm (31%), trên 10 năm (37.9%). Đại học chiếm 24.1%, cao đẳng (75.9%). Kết quả thực hiện quy trình chăm sóc hô hấp: Tỷ lệ tuân thủ quy trình hút đờm hở (41.4%), hút đờm kín (55.2%), chăm sóc ống nội khí quản (89.7%), chăm sóc MKQ (93.1%), chăm sóc răng miệng (96.6%). Có mối liên quan giữa trình độ chuyên môn và thâm niên công tác tới kết quả thực hiện quy trình hút đờm hở với p lần lượt là p= 0.001 và p= 0.042 &lt; 0.05. Kết luận: Mức độ tuân thủ quy trình chăm sóc hô hấp cho người bệnh thông khí nhân tạo xâm nhập của điều dưỡng tương đối cao, hầu hết đều đạt trên 50%.</p> Nguyễn Thị Trang Nguyễn Thị Trang Phạm Thị Ngân Giang Phạm Thị Ngân Giang Bản quyền (c) 2024 2025-01-10 2025-01-10 109 116 10.59294/HIUJS.33.2025.725 Đánh giá điều trị truyền máu trên bệnh nhân Thalassemia tại Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất tỉnh Đồng Nai năm 2024 https://tapchikhoahochongbang.vn/js/article/view/948 <p>Đặt vấn đề: Thalassemia là bệnh về huyết sắc tố do giảm hoặc mất tổng hợp một Thalassemia nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời bằng truyền máu hòa hợp và thải sắt thì sẽ tránh được nhiều biến chứng và giảm nguy cơ tử vong sớm. Việc đánh giá điều trị truyền máu ở các bệnh nhân (BN) Thalassemia rất quan trọng, đưa ra cái nhìn toàn diện, từ đó giúp các bác sĩ điều trị hiệu quả hơn, góp phần cải thiện tiên lượng lâu dài của bệnh nhân Thalassemia. Mục tiêu: Đánh giá điều trị truyền máu trên bệnh nhân Thalassemia tại Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất - Đồng Nai năm 2024. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu, tiến cứu, mô tả hàng loạt ca. Kết quả nghiên cứu: Thể bệnh Beta Thalassemia Alpha Thalassemia và Beta Thalassemia HbE chiếm tỉ lệ lần lượt là 44.6%, 33.8% và 21.6%. Tỉ lệ thiếu máu chung là 95.9%. BN Alpha Thalassemia có thiếu máu mức độ nhẹ và trung bình chiếm tỉ lệ cao nhất 95.7%, kế đến Beta Thalassemia HbE chiếm 93.7% và Beta Thalassemia chiếm 81.2%. Đối với BN thể bệnh Beta Thalassemia/HbE có chỉ định truyền máu chiếm tỉ lệ cao nhất là 93.7%, trong khi Beta Thalassemia và Alpha Thalassemia lần lượt chiếm 67.7% và 36.0%. Có mối tương quan giữa Hemoglobin với Ferritin huyết thanh, độ bão hoà Transferin. Kết luận: BN thể bệnh Beta Thalassemia/HbE, Beta Thalassemia và Alpha Thalassemia có chỉ định truyền máu lần lượt có tỉ lệ 93.7%, 67.7% và 36.0%. Có mối tương quan giữa Hemoglobin với Ferritin huyết thanh, độ bão hoà Transferin.</p> Hồ Thị Phương Anh Hồ Thị Phương Anh Nguyễn Thị Hiền Nguyễn Thị Hiền Bản quyền (c) 2024 2025-01-10 2025-01-10 117 126 10.59294/HIUJS.33.2025.726 Mức độ độc lập trong sinh hoạt của bệnh nhân đột quỵ não tại Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất tỉnh Đồng Nai https://tapchikhoahochongbang.vn/js/article/view/949 <p>Đặt vấn đề: Phục hồi chức năng tại bệnh viện cho người bệnh đột quỵ não có ý nghĩa rất lớn trong những ngày đầu của bệnh, người bệnh đột quỵ não được điều trị cấp cứu và phục hồi chức năng tại bệnh viện ổn định sau đó xuất viện về nhà. Người bệnh cần được chăm sóc phục hồi chức năng để giảm mức độ khuyết tật và thương tật thứ cấp, nâng cao cuộc sống, hòa nhập gia đình và xã hội. Mục tiêu: Đánh giá mức độ độc lập và nhu cầu phục hồi chức năng của bệnh nhân đột quỵ não. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Bệnh nhân đột quỵ não, được đánh giá mức độ độc lập theo thang đo Barthel. Kết quả: Bệnh nhân độc lập là 37.14%; phụ thuộc 62.86%. Bệnh nhân dưới 60 tuổi độc lập cao gấp 2.6 lần so với bệnh nhân 60 tuổi trở lên với KTC 95% (1.71-3.96) và p&lt;0.05. Bệnh nhân được tập PHCN tỷ lệ độc lập gấp 1.7 lần so với bệnh nhân không PHCN với KTC 95% (1.16-2.48) và p&lt;0.05. Kết luận: Bệnh nhân đột quỵ não khi xuất viện có tỷ lệ độc lập là 37.14%. Các yếu tố cải thiện độc lập của bệnh nhân đột quỵ não, bao gồm: tuổi dưới 60, nam giới, tập phục hồi chức năng.</p> Trần Như Mỹ Trần Như Mỹ Nguyễn Ngọc Thảo Ly Nguyễn Ngọc Thảo Ly Bản quyền (c) 2024 2025-01-10 2025-01-10 127 134 10.59294/HIUJS.33.2025.727 Kết quả điều trị gãy mâm chày bằng nẹp vít khóa tại Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất tỉnh Đồng Nai https://tapchikhoahochongbang.vn/js/article/view/950 <p>Đặt vấn đề: Gãy mâm chày là loại gãy xương cho tới hiện nay vẫn có nhiều khó khăn trong điều trị và phẫu thuật. Hiện nay, kỹ thuật xâm lấn tối thiểu được sử dụng phổ biến ở các nước phát triển và đã có báo cáo về kết quả tốt. Mục tiêu nghiên cứu: Nhằm đánh giá kết quả phẫu thuật kết hợp xương mâm chày bằng nẹp vít khóa với đường mổ ít xâm lấn và mối liên quan kết quả điều trị với: Tuổi, giới, thời gian phẫu thuật, mức độ gãy xương theo Schatzker. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, hồi cứu, mô tả cắt ngang. Kết quả: Tỷ lệ liền xương tốt 59 ca (chiếm 98.3%). Tỷ lệ kết quả phục hồi chức năng rất tốt gặp 26 ca (43.3%), tốt gặp 27 ca (45%), trung bình 5 ca (10%) gặp 2 trường hợp kết quả xấu (3.3%). Không gặp trường hợp nào bị tai biến, tỷ lệ không có biến chứng là 53 ca chiếm 88.3%. Kết luận: Tỷ lệ rất tốt và tốt đạt 88.3%. Có mối liên quan thời gian phẫu thuật, tuổi, phân loại theo Shatzker và kết quả điều trị: lớn tuổi, thời gian phẫu thuật dài và gãy phức tạp mang lại kết quả kém hơn.</p> Ngô Đăng Hoan Ngô Đăng Hoan Trần Văn Khiêm Trần Văn Khiêm Trần Chí Hậu Trần Chí Hậu Tăng Khánh Hậu Tăng Khánh Hậu Bản quyền (c) 2024 2025-01-10 2025-01-10 135 144 10.59294/HIUJS.33.2025.728 Rối loạn canxi, phot-pho, hoc-mon tuyến cận giáp ở bệnh nhân bệnh thận mạn tại Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất tỉnh Đồng Nai https://tapchikhoahochongbang.vn/js/article/view/951 <p>Đặt vấn đề: Bất thường chuyển hóa canxi, phot-pho, hoc-mon tuyến cận giáp là biểu hiện của rối loạn xương và khoáng xương thường gặp sau suy giảm chức năng thận. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá nồng độ canxi, phot-pho, hoc-mon tuyến cận giáp ở bệnh nhân bệnh thận mạn chưa điều trị thay thế thận và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất - Đồng Nai. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, trên 43 bệnh nhân tại phòng khám 330 và khoa nội thận. Kết quả: Nồng độ canxi hiệu chỉnh, phot-pho, hoc-mon tuyến cận giáp giảm lần lượt là 76.74%; 32.56%; 69.77%. Tỷ lệ nồng độ canxi hiệu chỉnh, phot-pho, hoc-mon tuyến cận giáp tăng lần lượt là 18.61%; 4.65%; 18.6%. Nồng độ canxi máu hiệu chỉnh tương quan thuận với HGB (r= 0.514), albumin (r = 0.611), GFR (r= 0.412). Nồng độ phot-pho tương quan nghịch với GFR (r= -0.582), HGB (r= -0.361), albumin (r= -0.342), canxi hiệu chỉnh (r = - 0.391). Nồng độ hoc-mon tuyến cận giáp tương quan nghịch với GFR (r= -0.70), HGB (r= -0.512), albumin (r= -0.229), calci hiệu chỉnh (r = - 0.450), tương quan thuận với phot-pho (r= 0.548). Kết luận: Bệnh thận mạn có tỷ lệ cao bệnh nhân giảm nồng độ canxi máu, tăng nồng độ phot-pho và hoc-mon tuyến cận giáp máu.</p> Bùi Thị Huyền Thương Bùi Thị Huyền Thương Thái Phạm Thị Hòa Thái Phạm Thị Hòa Bản quyền (c) 2024 2025-01-10 2025-01-10 145 152 10.59294/HIUJS.33.2025.729 Kết quả sử dụng vạt da động mạch mu bàn chân ngón một ngược dòng che phủ khuyết hổng phần mềm vùng ngón chân https://tapchikhoahochongbang.vn/js/article/view/952 <p>Đặt vấn đề: Điều trị khuyết hổng da và mô mềm phần xa bàn chân vẫn còn là vấn đề khó khăn và thách thức đối với các phẫu thuật viên tạo hình và chấn thương chỉnh hình. Các khuyết hổng ở đầu xa các ngón chân cần vạt da có mạch máu che phủ. Vạt tự do là một lựa chọn tối ưu trong các trường này. Tuy nhiên, việc sử dụng thay thế bằng các vạt nhánh xuyên giúp phẫu thuật viên có thể tránh được các bất lợi liên quan đến chuyển vạt vi phẫu. Vạt da động mạch mu chân ngón 1 ngược dòng là một lựa chọn nằm trong số đó. Mục đích bài báo cáo này nhằm chia sẻ những kinh nghiệm trong việc sử dụng vạt da động mạch mu chân ngón 1 ngược dòng che phủ các khuyết hổng vùng bàn ngón chân tại Bệnh viện Đa Khoa Thống Nhất tỉnh Đồng Nai. Mục tiêu nghiên cứu: Kết quả sử dụng vạt da động mạch mu bàn ngón 1 ngược dòng che phủ khuyết hổng phần mềm vùng bàn ngón chân. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Bệnh nhân có khuyết hổng phần mềm vùng bàn ngón chân, mô tả hàng loạt ca. Kết quả: Theo Orberlin C. Kết quả gần: tốt chiếm 87%, khá 13% không có kết quả kém và thất bại. Kết quả xa: tốt chiếm 100% không có trường hợp nào thất bại. Kết luận: Việc sử dụng vạt da động mạch mu bàn ngón 1 ngược dòng che phủ khuyết hổng phần mềm vùng bàn ngón chân cho thấy hiệu quả tối ưu và phục hồi chức năng tốt.</p> <p>&nbsp;</p> Nguyễn Quốc Lữ Nguyễn Quốc Lữ Nguyễn Tá Úy Nguyễn Tá Úy Đinh Thiên Vương Đinh Thiên Vương Nguyễn Đăng Vững Nguyễn Đăng Vững Bản quyền (c) 2024 2025-01-10 2025-01-10 153 160 10.59294/HIUJS.33.2025.730 Đánh giá tuân thủ quy trình tiêm tĩnh mạch an toàn của điều dưỡng, hộ sinh tại Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất tỉnh Đồng Nai năm 2024 https://tapchikhoahochongbang.vn/js/article/view/953 <p>Đặt vấn đề: Tiêm tĩnh mạch là một trong những kỹ thuật điều dưỡng (ĐD) quan trọng và phổ biến tại các cơ sở y tế. Tiêm không đúng kỹ thuật có thể gây ra những nguy cơ: Chứng liệt thần kinh, sốc phản vệ và đặc biệt là những nguy cơ lây truyền các virus qua đường máu cho cả người tiêm, người được tiêm và cộng đồng. Mục tiêu: Đánh giá sự tuân thủ quy trình tiêm tĩnh mạch an toàn của ĐD và yếu tố liên quan tại Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai năm 2024. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang được thực hiện trên 240 điều dưỡng, hộ sinh tại Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất Đồng Nai từ ngày 01/4/2024 đến ngày 30/09/2024. Kết quả: Trong 240 điều dưỡng - hộ sinh được giám sát về việc tuân thủ quy trình tiêm tĩnh mạch an toàn có 153 ĐD thực hiện đạt (63.8%), 87 ĐD không đạt (36.2%). Số lượng bệnh nhân chăm sóc trong một ngày của điều dưỡng liên quan đến tuân thủ quy trình tiêm tĩnh mạch an toàn có ý nghĩa thống kê (P = 0.000). Kết luận: Việc tuân thủ quy trình kỹ thuật còn thấp (63.8%). Giới tính, độ tuổi, trình độ chuyên môn không có ảnh hưởng đến việc tuân thủ quy trình kỹ thuật. Số lượng bệnh nhân chăm sóc trong ngày quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến việc tuân thủ quy trình kỹ thuật.</p> Trần Thanh Bích Phượng Trần Thanh Bích Phượng Nguyễn Đỗ Thị Ngân Trang Nguyễn Đỗ Thị Ngân Trang Bản quyền (c) 2024 2025-01-10 2025-01-10 161 166 10.59294/HIUJS.33.2025.731 Đánh giá mức độ hài lòng nghề nghiệp của điều dưỡng và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất tỉnh Đồng Nai năm 2024 https://tapchikhoahochongbang.vn/js/article/view/954 <p>Mở đầu: Nhân lực luôn được xem là một trong những yếu tố tạo nên sự thành công của mọi tổ chức. Trong lĩnh vực y tế, nhân lực có vai trò quan trọng, quyết định đến hiệu quả của công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Sự hài lòng của điều dưỡng có liên quan chặt chẽ đến sự yêu nghề và gắn bó với nghề nghiệp, xác định được các yếu tố liên quan sẽ thu hút được nhân lực điều dưỡng trong bệnh viện. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định mức độ hài lòng nghề nghiệp của điều dưỡng và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất - Đồng Nai năm 2024. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang, thực hiện trên 392 điều dưỡng, thực hiện tại Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất - Đồng Nai từ ngày 01/4/2024 đến ngày 30/6/2024. Được khảo sát dựa vào bộ câu hỏi soạn sẵn. Kết quả: Khảo sát 392 điều dưỡng, nữ 82.4%, nam 17.6%; tuổi trên 40 48.2%, điều dưỡng hài lòng về môi trường làm việc (76.0%), hài lòng về lãnh đạo trực tiếp, đồng nghiệp (90.5%), hài lòng về khối lượng công việc và thu nhập (85.6%), về cơ hội học tập và phát triển nghề nghiệp (84.7%), hài lòng về giá trị nghề nghiệp (83.2%). Kết luận: Tỷ lệ Điều dưỡng hài lòng với nghề nghiệp tại Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất - Đồng Nai là rất cao đạt (88.5%). Có mối liên quan giữa sự hài lòng nghề nghiệp và trình độ chuyên môn (p=0.028); giữa hài lòng nghề nghiệp với thâm niên công tác (p=0.025); Điều dưỡng được tạo điều kiện tham gia các khoá học nâng cao văn bằng chuyên môn hoặc các hoạt động đào tạo bên ngoài bệnh viện đã giúp điều dưỡng hài lòng hơn và gắn bó với bệnh viện.</p> Nguyễn Đỗ Thị Ngân Trang Nguyễn Đỗ Thị Ngân Trang Phạm Thị Hương Thu Phạm Thị Hương Thu Bản quyền (c) 2024 2025-01-10 2025-01-10 167 176 10.59294/HIUJS.33.2025.732 Đặc điểm đường dẫn lưu xoang trán và mối liên quan với viêm xoang trán https://tapchikhoahochongbang.vn/js/article/view/955 <p>Đặt vấn đề: Viêm xoang trán là một bệnh nhiễm trùng có khả năng tàn phá nghiêm trọng với khuynh hướng lan nội sọ. Một số yếu tố đã được thảo luận trước đây liên quan đến sinh lý bệnh của viêm xoang trán. Kuhn đã phân loại một số tế bào có thể dẫn đến tắc nghẽn ngách trán và gây viêm xoang trán. Đánh giá đặc điểm đường dẫn lưu xoang trán là việc cần thiết giúp phẫu thuật viên thao tác chính xác và hạn chế tai biến trong phẫu thuật. Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm đường dẫn lưu xoang trán và mối liên quan với viêm xoang trán. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thiết kế: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, có hồi cứu và tiến cứu. Nghiên cứu thực hiện tại Bệnh viện Thống Nhất Đồng Nai từ 01/2022 đến tháng 09/2024. Các bệnh nhân viêm xoang mạn được khảo sát bệnh sử và chụp CT scan mũi xoang. Có 64 bệnh nhân đáp ứng các tiêu chuẩn, tuổi từ 17 trở lên. Kết quả: Tuổi trung bình trong nghiên cứu là (47.5 14.3), tỷ lệ nam và nữ lần lượt 57.8% với 42.2%. Tỷ lệ các tế bào ngách trán lần lượt ANC (95.3%), SAC (31.3%), SAFC 16.4%), SBC (72%), SBFC (88.3%), SOEC (31.3%), và FSC (15.6%). Tỷ lệ các vị trí bám phần cao mỏm móc lần lượt: xương giấy (57.8%), cuốn giữa (25%), trần sàng (17.2%). Kết luận: Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tình trạng viêm xoang trán và đường dẫn lưu xoang trán nằm phía trong phần cao mỏm móc.</p> Đỗ Minh Nghĩa Đỗ Minh Nghĩa Trần Thái Sơn Trần Thái Sơn Bản quyền (c) 2024 2025-01-10 2025-01-10 177 184 10.59294/HIUJS.33.2025.733 Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở bệnh nhân bệnh thận mạn tại Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất tỉnh Đồng Nai năm 2024 https://tapchikhoahochongbang.vn/js/article/view/956 <p>Đặt vấn đề: Nhiễm khuẩn chiếm khoảng 60% ở bệnh nhân (BN) bệnh thận mạn và thường gặp nhất là nhiễm khuẩn đường tiết niệu (NKĐTN). Trên đối tượng BN bệnh thận mạn, NKĐTN phức tạp, gây khó khăn trong điều trị, nhiều biến chứng do đề kháng kháng sinh (KS) của vi khuẩn. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát tình hình sử dụng KS trong điều trị NKĐTN ở BN bệnh thận mạn từ giai đoạn 3 tại khoa nội thận của Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất - Đồng Nai. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang dựa trên dữ liệu hồi cứu hồ sơ bệnh án tại Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất - Đồng Nai, thời gian từ tháng 01/2022-12/2023. Kết quả: Tuổi trung bình (TB) của mẫu nghiên cứu 66.21 ± 17.2, trong đó nữ chiếm tỷ lệ 67.4%. Trong mẫu nghiên cứu có 179/224 (79.9%) bệnh nhân có ít nhất 1 bệnh mắc kèm, phổ biến nhất là tăng huyết áp, chiếm 120 trường hợp (53.6%). Số bệnh nhân được chỉ định làm xét nghiệm vi sinh là 72.7%, kết quả mẫu cấy dương tính 45.5%. Vi khuẩn Gram (-) chiếm 91.9%, chủ yếu là Escherichia coli 71.6% (E. coli tiết ESBL là 35.1%), Klebsiella pneumonia 12.6%. Đa số các quinolon đã bị đề kháng cao, các KS nhóm aminoglycosid như amikacin, gentamincin còn nhạy với các vi khuẩn gây ra NKĐTN. Tỷ lệ hợp lý chung trong sử dụng KS là 57.5%. Kết quả sau điều trị BN được chẩn đoán đỡ giảm - xuất viện chiếm đa số (95.6%).</p> Mai Thị Như Duyên Mai Thị Như Duyên Nguyễn Tú Anh Nguyễn Tú Anh Nguyễn Thị Mai Hương Nguyễn Thị Mai Hương Bản quyền (c) 2024 2025-01-14 2025-01-14 185 194 10.59294/HIUJS.33.2025.734